Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

2 câu trả lời

Chủ đề quê hương, gia đình làng xóm là những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ thân thuộc đối với những ai xa quê. Như Tê Hanh quê hương là "làng chài ven biển/nước bao vây cách biển nửa ngày sông", hay Nguyễn Trung Quân "quê hương là chùm khế ngọt/cho con trèo hái mỗi ngày". Nhưng với Bằng Việt quê hương của ông lại là hình ảnh bếp lửa mộc mạc, giản dị. Nghĩ về bếp lửa là nghĩ về bà, nghĩ về quá khứ tuổi thơ đầy khó nhọc, vất vả.

Bằng Việt sáng tác bài thơ năm 1963 khi nhà thơ đang theo học ngành luật tại nước Nga. Bài thơ "bếp lửa" được in trong tập "hương cây bếp lửa", tập thơ đầu tay của nhà thơ. Nhà thơ đã kể lại rằng "những năm đầu theo học luật tại đây, tôi nhớ nhà kinh khủng, tháng 9 trời ở bên đó se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà, mỗi buổi sớm đi học tôi hay nhớ hình ảnh bếp lửa thân quen, nhớ hình ảnh nội dậy sớm lụi hụi nấu nồi xôi để sớm mai kịp cho cả nhà cũng ăn"

Bài thơ bếp lửa mở đầu gợi lên hình ảnh về những kỉ niệm tuổi thơ được sống bên bà. Hỉnh ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi tưởng về bà:

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!"

Dòng hồi tưởng bắt nguồn từ hình ảnh thân quen, ấm áp về bếp lửa, hai câu thơ song hành đã làm hiện lên hình ảnh bếp lửa của bà:"Một bếp lửa ấp iu nồng đượm".

Còn hình ảnh "bếp lửa chờn vờn" là hình ảnh tả thực, được cảm nhận bằng thị giác. Từ láy "chòn vờn" gợi hình ảnh làn sương lan tỏa, gợi sự bập bùng của ngọn lửa, còn bếp lửa "ấp iu" gợi lên hình ảnh ngọn lửa bùng cháy từ sự chi chút, nâng niu, kiên nhẫn của bà, gợi lên bàn tay khéo léo và tấm lòng của người nhóm lửa. Điệp từ "mọt bếp lửa" gây ấn tượng về hình ảnh bếp lửa gần gũi, thân thuộc với mỗi gia đình người Việt.

Nhớ về hình ảnh bếp lửa là nhớ về bà "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!" câu thơ diễn tả trực tiếp tình cảm thành lời của tác giả đối với bà. Cụm từ "biết mấy" kết hợp với kết hợp với hình ảnh "nắng mưa" cho thấy được sự vất vả của cuộc đời bà, tình thương bền bỉ của bà cháu theo năm tháng không phải mờ, luôn thường trực trong cháu. Chữ "thương" đi với "bà" là hai thanh bằng đi liền nhau tạo nên sự ngân dài xao xuyến, nỗi nhỡ trải dài của cháu đối với bà.

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!"

Bố đi công tác xa, cháu ở nhà với bà, đó là hoàn cảnh chung của nhiều gia đình Việt lúc bấy giờ. Tuổi thơ của cháu luôn gắn liền với sự đùm bọc, cưu mang của bà. Bên bếp lửa, bà "hãy kể những câu chuyện ở Huế", chuyện đời thường hàng ngày, chuyện cổ tích đời xưa. Đó là những câu chuyện xưa và nay. Bà bảo ban, dạy cháu học, dạy cháu làm, bà là người cha người mẹ cũng là người thầy, dồn cho cháu hết tình yêu thương, bà là chỗ dựa vững chắc cho cháu. Chỉ có mỗi hai bà cháu chống lại sự khốc liệt của chiến tranh, làm hậu phương vững chắc để người phương xa yên lòng chiến đấu.

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!".

Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..."

Hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng hình ảnh "ngọn lửa" là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu, niềm tin, hy vọng và nghị lưc mà bà gieo vào cháu, chính ngọn lửa của bà đã nhen nhóm trong cháu nghị lực và ý chí, thắp sáng niềm tin vào cuộc sống, mà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà bà còn là người giữ lửa. Cả đời bà tần tảo, hy sinh, tháng ngày của bà là những ngày gian truân, vất vả.

Từ hình ảnh bếp lửa của bà, ngọn lửa của bà cháu hiểu được tình cảm thiêng liêng và cao đẹp mà bà dành cho cháu, cho quê hương. Bếp lửa trở thành một biểu tượng cho tình yêu thương của bà, gần gũi, kì lạ và thiêng liêng, là hình ảnh của quê hương, đất nước. Từ đó hướng con người về với cội nguồn, nơi mà cháu được bà nuôi dưỡng từ ngày ấu thơ.

"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?..."

Khổ cuối chính là lời bộc bạch của người cháu nơi phương xa luôn một lòng nhớ tới bà. Cuộc sống vật chất và tinh thần có đầy đủ thì đối với cháu ở bên bà cháu mới thấy hạnh phúc. Dù cháu có đi đâu cũng không bao giờ quên được tấm lòng và sự hy sinh của bà. Nỗi nhớ về bà cũng là nỗi nhớ về quê hương, về cội nguồn, là đạo lý thủy chung của con người Việt Nam.

Bài thơ là lời tâm sự bộc bạch của một người cháu nơi phương xa nhớ tới bà, tới mùi bếp lửa thơm rơm, nhưng đó cũng chính là nỗi nhớ về quê hương, về cội nguồn của một con người, dù đi đâu về đâu thì quê hương cũng là bến đậu cho mỗi chúng ta khi trở về.

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm, tình cảm bà cháu trong bài thơ: Bài thơ Bếp Lửa là một bài thơ thuộc đề tài tình cảm gia đình của văn học Việt Nam ta thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ đã được tác giả Bằng Việt gửi trọn vẹn tình cảm và nỗi thương nhớ sâu sắc cho người bà tần tảo, vất vả, giàu tình yêu thương của mình

2. Thân bài

Hình ảnh bếp lửa với những kỉ niệm về bà: Ngọn lửa thứ nhất là ngọn lửa trong bếp lửa, còn ngọn lửa thứ hai chính là ngọn lửa của tình yêu thương mà bà dành cho cháu. Nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bao tình yêu thương và nỗi nhớ về bà

Cháu thương bà, một người bà tần tảo, vất vả lo toan hết đời con tới đời cháu: Cuộc sống khó khăn đã khiến người cháu quen với sự khổ cực, “khói hun nhèm mắt cháu” và khi hồi tưởng lại nhữn kí ức đó, người cháu cảm giác “sống mũi còn cay”

Sự kính trọng, yêu thương của cháu đối với bà: Mỗi sớm mai bà lại tần tảo nhen lên trong cháu tình yêu thương, san sẻ niềm vui và hạnh phúc với mọi người, bà chính là người vun đắp và khơi dậy những tâm tình, mơ ước tuổi nhỏ của cháu

3. Kết bài

Khẳng định tình cảm bà cháu trong bài thơ: Với những hình ảnh chân thực và gần gũi, giàu giá trị biểu tượng, bài thơ Bếp Lửa đã thể hiện tình cảm bà cháu sâu sắc, nồng đượm, đồng thời bài thơ còn nhắc nhở cho chúng ta phải biết sống bằng tình yêu thương, trân trọng những tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý

Câu hỏi trong lớp Xem thêm