Cảm nhận về tâm trạng và tinh thần yêu nước của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc * Luận điểm 1: Khi vừa nghe tin làng chợ Dầu theo giặc * Luận điểm 2:Về đến nhà ông Hai dằn vặt, tủi nhục 2 câu này làm ra thành một bài văn hộ mik nha
1 câu trả lời
I. Mở bài
- Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn ông là người am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn nên đề tài của ông chủ yếu viết về cuộc sống làng quê và cảnh ngộ của người nông dân một trong những tác phẩm tiêu biểu và xuất sắc của ông đó là truyện ngắn Làng
- Đây là tác phẩm xuất sắc đã thể hiện thành công hình ảnh người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến mà tình yêu làng quê đã hòa nhập trong tình yêu nước với tinh thần kháng chiến của người nông dân. Ông Hai-nhân vật chính trong truyện có những nét tình cảm cao đẹp và đáng quý đó.
- Đoạn trích đã thể hiện nhân vật ông Hai, một người nông dân có tình yêu làng quê sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách khi ông hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
II. Thân bài
1. Khái quát
- Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân được viết vào lần đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948, đây cũng là thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Truyện kể về ông Hai-người nông dân làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình đi tản cư. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng và thường kể về làng với một tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến. Nhưng rồi một ngày ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc. Ông đau đớn, tủi hổ, không dám nhìn mặt ai, cũng không dám bước chân ra khỏi nhà mà chỉ dám tâm sự với đứa con út trong một niềm tin tuyệt đối về cách mạng và Bác Hồ. Sau đó tin làng Chợ Dầu được cải chính, ông Hai mừng rỡ hân hoan đi khắp nơi khoe về điều đó mặc dù nhà ông bị Tây đốt.
- Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của truyện viết về ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để bộc lộ chiều sâu, tâm lý, tình cảm của nhân vật.
2. Cảm nhận: Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
- Ở mỗi người nông dân thì tình yêu làng quê là bản chất có tính truyền thống, Yêu làng, gắn bó với làng, tự hào về làng của mình vốn là tâm lý rất quen thuộc có tính gốc rễ. Bởi vậy người nông dân thường tự hào và hãnh diện về làng.
“Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long”
- Cũng như bao con người Việt Nam khác, ông Hai có một quê hương để yêu thương, gắn bó. Làng Chợ Dầu luôn là niềm tự hào, kiêu hãnh của ông. Kháng chiến bùng nổ, người nông dân phải rời làng đi tản cư. Ông Hai cũng theo dòng người ấy sơ tán đến một miền quê xa xôi, hẻo lánh. Ông thực sự buồn khi phải xa làng. Ở nơi tản cư, lòng ông đau đáu nhớ quê, ông nhớ là làng quá.
- Ông Hai luôn khoe và tự hào về cái làng Chợ Dầu không phải chỉ vì nó đẹp mà còn bởi nó tham gia vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc. Ông luôn tìm cách nghe tin tức về kháng chiến “chẳng sót một câu nào” Nghe được nhiều tin hay, những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan ông cứ múa cả lên. Bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu ông. Quả thật cuộc đời và số phận của ông Hai thực sự gắn bó với niềm vui của làng. Tới đây ta chợt nhớ đến câu nói bất hủ của nhà Ê-ren-bua: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”
- Khi từ phòng thông tin bước ra, ông Hai vui vẻ, phấn chấn vì nghe được nhiều tin quân ta thắng giặc. Rồi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây từ những người tản cư dưới xuôi lên. Khi nghe tin quá đột ngột. ông Hai bàng hoàng, đau đớn: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ là lại…” Ông hy vọng những điều ông nghe thấy về làng Chợ Dầu không phải như lời đồn của những người dưới xuôi tản cư lên. Ông cảm thấy đau đớn, mất mát từ nỗi đau tinh thần chuyển sang nỗi đau thể xác.
- Tin đồn ấy làm mất danh dự, danh dự công dân, danh dự Tổ quốc. Nhà văn Kim Lân đã khẳng định người nông dân có thể ngàn đời thiếu cơm, rách áo nhưng không thể mất danh dự. Ở họ tinh thần tự trọng, sự trong sạch luôn được coi trọng, giữ gìn, đây cũng là cơ sở của tình yêu đất nước.
- Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những dân cư từ dưới xuôi lên đã nói rành rọt và họ lại khẳng định “vừa ở dưới ấy lên” làm ông Hai không thể không tin.
- Niềm tự hào về làng thế là hoàn toàn sụp đổ trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông, Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc riêng của mình. Cuộc đời ông cũng như chết đi một nửa.
- Ông Hai cố tỏ ra vẻ bình thản để che giấu đi tâm trạng tủi hổ, từ lúc ấy trong tâm trí ông chỉ còn cái tin dữ làng chợ Dầu theo Tây xâm chiếm, nó trở thành nỗi ám ảnh day dứt: “Ông Hai trả tiền nước, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà nắng gớm, về nào…” Ông tìm cách lảng tránh trước những lời bàn tán, nỗi tủi hổ đã khiến ông cúi gằm mặt mà đi. Nghe tiếng chửi của người đàn bà cho con bú đã khiến lòng ông tê tái: “Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!” Chi tiết đã diễn tả nỗi nhục nhã, đau đớn, xót xa của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Tâm trạng của ông Hai rối bời trong cơn đau đớn, hụt hẫng đến mê dại, tủi hổ và nhục nhã.
- Mọi diễn biến tâm lí vui, buồn, đau khổ của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc chính là biểu hiện của lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật chính-ông Hai- trong truyện Làng
3. Đánh giá
- Trong đoạn trích nhà văn Kim Lân đã xây dựng tình huống gay cấn, tâm lí nhân vật đặc sắc, từ đó khắc họa nét phẩm chất nổi bật của ông Hai.
- Với lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi cùng với ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo qua miêu tả nội tâm và độc thoại cùng với ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ, gần gũi đối với đời sống đã góp phần thể hiện vẻ đẹp tâm hồn bình dị của người nông dân có tình yêu làng thiết tha và tinh thần kháng chiến.
- Không chỉ vậy, trong đoạn trích, nhà văn Kim Lân đã cho người đọc thấy được sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, tình yêu kháng chiến, tình yêu nước bao trùm định hướng cho hành động của họ.
III. Kết bài
Xin câu trả lời hay nhất và 5* ạ! (Bài tự làm)