cảm nhận vẻ đẹp của nhân dân vô danh bình dị và vẻ đẹp của ca dao thẩ̀n thoại trong tác phẩm Đat nuoc của NKĐ từ"e ơi em hãy nhìn rất xa .....đến hết"
2 câu trả lời
“Chương V là một chương lớn. Nhà trường phổ thong chọn chương này để giảng dạy tôi nghĩ là hợp lí. Tôi viết chương này trong những ngày mưa triền mien sau Tết. Đó là thời kì máy bay Mĩ đánh phá dữ dội. B52 giội liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bơm nổ, bởi khói bom và mưa rừng. Có khi viết xong, một trận bom làm cho bản thảo bay tung tóe, lượm lại trang còn trang mất, lại ngồi viết tiếp. Tôi viết rất nhanh, như cảm xúc đã dồn tụ một cách mãnh liệt giờ chỉ có việc tuôn chảy ra thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh đấu ở trong thành phố. Nên nhân vật của tôi là anh và em. Đó là lời đằm thắm của một người con trai nói với một người con gái. Chúng tôi, mỗi người có một số phận khác nhau nhưng đều gắn kết trong một số phận chung là số phận Đất nước. Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của bản thân.”
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng. Bên cạnh việc giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, tổ chức văn học, phong trào yêu nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm còn thuộc thế hệ các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nà và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người VN. Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khi Trị-Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích Đất nước (phần đầu chương V của trường ca) là một trong những đoạn thơ hay về đất nước trong thơ VN hiện đại. Trong đó, từ "Em ơi em/Hãy nhìn rất xa" cho đến hết chính là lời ngợi ca con người VN qua bao thế hệ với những đóng góp làm nên ý nghĩa của tổ quốc.
"Em ơi em....anh hùng" là những câu thơ ngợi ca truyền thống đánh giặc cứu nước, chăm chỉ làm lụng của nhân dân. Họ chính là đại diện của thế hệ trẻ yêu nước, sẵn sàng đứng lên khi nước nhà có chiến tranh. Họ hy sinh những năm tháng tuổi trẻ của mình vì nền độc lập của nước nhà. "Nhiều người đã trở thành anh hùng" chính là câu thơ khẳng định sự đóng góp to lớn của những tấm gương của thế hệ cha anh đi trước.
Tiếp theo, những câu thơ "Họ đã sống và chết/ Giản dị và bình tâm/Không ai nhớ mặt đặt tên/Nhưng họ đã làm ra Đất Nước". Những câu thơ cho thấy vẻ đẹp của những con người VN đã hy sinh cho tổ quốc một cách thầm lặng đến mức chẳng ai biết tên. Nhưng chính nhờ họ, mà tổ quốc được bình yên và bảo vệ. Đất nước được viết in hoa giống như một cái tên, một thành tựu mà con người VN nhào nặn suốt thăng trầm lịch sử để mà bảo vệ, để mà nâng niu. Tiếp theo, "Họ giữ...đánh bại" chính là những câu thơ ca ngợi cho những đóng góp, những công lao được lưu truyền qua các thế hệ của nhân dân VN. Từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhân dân không ngừng xây dựng nước nhà ngày một phát triển. Cách nói giản dị của tác giả cho thấy vẻ đẹp bình dị mà đáng quý biết bao của nhân dân VN.
Từ đó, tác giả đề cập đến những bài học quý báu của nhân dân "Để anh biết...lặn lội". Đó là những bài học truyền thống về lòng yêu nước, về tình yêu cuộc sống, về sự chăm chỉ, cần cù. Sau tất cả, tác giả mãi mãi khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của một đất nước kiên cường. Đó là đất nước của nhân dân, của dân tộc VN mạnh mẽ được tạo nên bằng ca dao thần thoại. Hình dáng và giá trị hồn cốt của đất nước mãi được tạo nên từ những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân.
Tóm lại, đoạn thơ đã cho em thấy được những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân VN cũng như những bài học quý báu và tình yêu của tác giả đối với đất nước, nhân dân.