Cảm nhận tâm trạng bà cụ tứ qua đoạn trích "Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho [...] Nước mắt chảy xuống ròng ròng"
1 câu trả lời
DÀN Ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Kim Lân là cây bút truyện ngắn tài hoa. Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
+ "Vợ nhặt" là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân. Truyện là bài ca về tình người, về lòng lạc quan và niềm khát sống mãnh liệt của những con người sống trong tận cùng của đói khổ.
- Giới thiệu nhân vật: Bà cụ Tứ là một trong những nhân vật chính trong truyện, bà đại diện cho người phụ nữ Việt nam thời xưa với những vue đẹp phẩm chất cao quý nhất. Vẻ đẹp của bà được thể hiện rõ nét qua đoạn trích trên
2. Thân bài
* Hoàn cảnh sáng tác: Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí". Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đó
* Giưới thiệu chung về bà cụ Tứ
- Dáng hình : gầy gò, ốm yêu
- Cảnh ngộ: bà lão nghèo khổ, già nua lại cô đơn vì chồng và con gái út đã chết, đứa con trai đã lớn tuổi nhưng vì nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cư nên không lấy được vợ.
- Cuộc sống nghèo khó: căn nhà rúm ró trên mảnh vườn nhỏ.
=> Cuộc đời bà cụ Tứ thật đáng thương
* Vẻ đẹp ở tấm lòng nhân hậu, bao dung:
Bà có những ứng xử chân thành, đầy tình nghĩa đối với cả con trai và con dâu:
- Lúc đầu biết mình có con dâu mới:
+ ban đầu bà lão không khỏi ngạc nhiên, những câu hỏi hỏi trong đầu bà khiến bà băn khoăn: " Quái. sao lại,...."
+ Lí do bà bất ngờ: con bà vừa xấu xí, thô kệch, lại trong nạn đói làm sao có thể lấy được vợ
- Vượt qua những nghi lễ thông thường, bà cụ đồng ý cho người đàn bà xa lạ làm con dâu mình và còn thấy thương xót, thấu hiểu cho hoàn cảnh của người đàn bà ấy.
+" ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng..."
- Bà nói chuyện với con dâu nhẹ nhàng, từ tốn, nhìn con dâu với tình cảm xít thương trào dâng: "Chúng mày lấy nhua lúc này u thương quá".
-Bà vui mừng vì các con mình đx yên bề gia thất " Các con...mừng lắm"
* Vẻ đẹp ở tâm hồn giàu niềm tin và hi vọng:
Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con:
- Trong ý nghĩ: bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời"
- Trong lời nói: Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này: " Tràng ạ, khi nào...đàn gà cho mà xem".
-> bà tin vào tương lai, tin vào những điều ở phía trước
=> Bà chính là nhân vật điển hình cho cuộc đời và phẩm chât của nhưng ngươi phụ nữ VN thời xưa: bao dung, nhân hậu, giàu lòng yêu con
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật được đặt trong tình huống truyện độc đáo, diễn biến tâm lí được miêu tả tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị …
3. Kết bài:
- Tổng kết lại vấn đề