Cảm nhận nhân vật ông Sáu trong đoạn trích“ Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm ấy...nhắm mắt đi xuôi” bài văn tối thiểu 3 trang giúp mik với mình cần gấp 🙏 Tự viết càng tốt
1 câu trả lời
MB:
- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng tham gia kháng chiến chống Pháp, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình.
- Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
- Nhân vật ông Sáu là nhân vật chính của tác phẩm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt là ở đoạn trích từ: “Tôi vẫn còn nhớ buổi chiều hôm đó… Anh mới nhắm mắt xuôi tay”. Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc của ông Sáu đối với bé Thu trong những ngày ở chiến khu và trước khi mất
TB:
* Khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương ông Sáu dành cho con
- Đất nước có chiến tranh, công Sáu phải đi công tác khi con gái chưa đầy một tuổi, khi con lớn lên, ông Sáu không một lần được gặp mặt con gái mình
- Sau 8 năm, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông không kìm nén được cảm xúc. Tuy nhiên, vì vết thẹo trên mặt nên đứa con gái hồn nhiên, ngây thơ của ông nhất định không chịu nhận cha. Đến lúc con gái nhận ra thì là lúc ông phải trở lại chiến trường. Niềm hạnh phúc quá ngắn ngủi vì đến giờ biệt li. Ông chỉ kịp hứa khi về sẽ mang cho con một cây lược nhỏ.
* Cảm nhận đoạn trích – vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng
- Luôn ghi nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”. Điều đó thúc giục ông đến việc làm cây lược ấy. “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”.
- Chiếc lược trở thành một vật quý giá, chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ nhung của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày tháng gian khổ.
- Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con đời đời bất diệt.
* Nghệ thuật
- Đoạn văn được kể bằng lời của người đồng đội của ông Sáu vì thế trở nên khách quan, chân thành.
- Ngôn ngữ văn xuôi giàu tình cảm, khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.
- Tình huống truyện rất éo le, bất ngờ mà tự nhiên, cảm động; qua đó, phần nào nói lên sự ác liệt của chiến tranh.
KB:
- Khẳng định lại tình cảm cha con sâu nặng qua những hành động của ông Sáu ở chiến khu và trước khi mất
- Liên hệ bản thân: cảm xúc khi đọc đoạn trích, tình cha con