cảm nhận nhân vật cụ tứ trong đoạn bà lão cúi đầu nín lặng...có ra thì rồi con cái chúng mày về sau. Mọi ng giúp e với. thanks
1 câu trả lời
I, Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Kim Lân
+ Kim Lân được mệnh danh là cha đẻ của đồng ruộng, là nhà văn một lòng đi về với đất với người, với những giá trị thuần hậu nguyên thủy của con người Việt Nam.
+ Lần đầu tiên có một nhà văn xắn quần lội xuống bùn để lằng nghe hơi thở nồng nàn của đất đai, của cuộc sống con người để tái hiện mồn một trên mỗi trang viết.
+ Văn Kim Lân hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, lối kể hấp dẫn và khả năng phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Giới thiệu tác phẩm: Vợ nhặt
+ “Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu xí” xuất bản năm 1962.
- Giới thiệu chung về hình ảnh bà cụ Tứ qua đoạn văn "Bà lão cúi đầu ... về sau"
B. Thân bài
1. Khái quát về nạn đói năm 1945
2. Tóm tắt hoàn cảnh dẫn đến đoạn văn
- Truyện ngắn “Vợ nhặt” được đặt trong bối cảnh nạn đói thê thảm năm 1945 với trên hai triệu đồng bào nước ta bị chết đói.
- Trong cái chết bủa vây ấy, Tràng dẫn cô vợ về nhà ra mắt mẹ. Sự kiện này làm xáo động cả vùng quê, cả xóm ngụ cư nghèo khổ. Họ ngạc nhiên vì trong thời buổi đói khát này, Tràng lại liều mạng rước thêm một miệng ăn.
- Rồi đến cả bà cụ Tứ, dường như bà như không dám tin vào mắt vào tai mình.
+ Việc Tràng dẫn người con gái lạ về ra mắt mẹ đã khiến cho bà cụ Tứ ngạc nhiên. Khi vào nhà, bà lão “đứng sững lại”. Bà tự đặt ra một loạt những câu hỏi trong suy nghĩ “Người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?”, “Sao lại chào mình bằng u?”, “Ai thế nhỉ?”. Ngay cả khi Tràng mở lời: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ !”, bà Tứ vẫn “băn khoăn” không dám tin về sự xuất hiện của người vợ nhặt.
=> Tâm trạng của bà cụ Tứ khi nhìn thấy sự xuất hiện của người vợ nhặt trong nhà giúp cho tình huống Tràng nhặt vợ trở nên chân thực, khách quan.
2. Phân tích hình ảnh bà cụ Tứ
- Bà cụ Tứ lúi húi giẫy những bụi cỏ dại mọc nham nhở ngoài vườn.
- Thấy con trai đã dậy, bà cụ Tứ vội giục nàng dâu đi dọn cơm ăn chẳng muộn. Sáng nay, lòng bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của và rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa.
=> Bà và cả đôi vợ chồng Tràng, hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.
- Bữa cơm đón nàng dâu mới:
+ Thảm hại
+ Hành động, tâm trạng của bà Tứ: Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này. Bà bàn tính với nàng dâu khi nào có tiền mua lấy đôi gà, rồi ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy chốc có một đàn gà cho mà xem.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho nhân vật bà Tứ
II, Bài văn tham khảo
Những năm tháng trước cách mạng tháng Tám, số phận người nông dân trong trang viết của các nhà văn khốn khổ đến mức tột cùng. Ở Ngô Tất Tố, ta bắt gặp chị Dậu với bầu trời tăm tối, ở Nguyễn Công Hoan là tình cảnh cho vay lấy lãi nặng nề. Còn đến Kim Lân, sau nỗi đau của ông Hai, nhà văn lại tìm về với nạn đói 1945 với câu chuyện ngắn “Vợ nhặt”. Kim Lân – nhà văn được mệnh danh là cha đẻ của đồng ruộng, là nhà văn một lòng đi về với đất với trời với những giá trị thuần hậu nguyên thủy của con người Việt Nam. Văn Kim Lân hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, lối kể hấp dẫn và khả năng phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo. Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân không chỉ thành công ở việc xây dựng tình huống truyện độc đáo mà còn có biệt tài trong việc khắc họa hình tượng nhân vật bà cụ Tứ là người thương con. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn văn "Bà lão cúi đầu nín lặng... về sau".
Bà Tứ là người dân xóm ngụ cư vốn không được coi trọng ở vùng nông thôn lúc bấy giờ. Hơn nữa, xóm ngụ cư của bà Tứ cái đói đã tràn đến từ lúc nào. Người chết như ngả rạ. xác chết nằm còng queo bên đường…Trong cuộc sống như vậy, mẹ con bà Tứ hẳn nhiên phải đối mặt với cái đói khát và cái chết cận kề. Ngôi nhà bà Tứ “đứng rúm ró” trên một mảnh vườn mọc lổn nhổn những khóm cỏ dại. Trong nhà chỉ có vài vật dụng sơ sài. Suốt cuộc đời, bà Tứ phải vật lộn với miếng ăn, với cuộc sống mưu sinh, sống trong sự nghèo khổ, sống trong cuộc sống dai dẳng của mình. Nghĩ đến cuộc đời của mình, bà Tứ vừa buồn vừa khổ, vừa xót xa cho số kiếp của mình, của con mình.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” được đặt trong bối cảnh nạn đói thê thảm năm 1945 với trên hai triệu đồng bào nước ta bị chết đói. Trong cái chết bủa vây ấy, Tràng dẫn cô vợ về nhà ra mắt mẹ. Sự kiện này làm xáo động cả vùng quê, cả xóm ngụ cư nghèo khổ. Họ ngạc nhiên vì trong thời buổi đói khát này, Tràng lại liều mạng rước thêm một miệng ăn. Là người trong cuộc nhưng chính Tràng cũng ngạc nhiên không kém, anh không thể ngờ được mình lại có vợ, vợ theo, lấy vợ một cách hiển hách. Rồi đến cả bà cụ Tứ, dường như bà như không dám tin vào mắt vào tai mình. Việc Tràng dẫn người con gái lạ về ra mắt mẹ đã khiến cho bà cụ Tứ ngạc nhiên. Khi vào nhà, bà lão “đứng sững lại”. Bà tự đặt ra một loạt những câu hỏi trong suy nghĩ “Người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?”, “Sao lại chào mình bằng u?”, “Ai thế nhỉ?”. Ngay cả khi Tràng mở lời: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ !”, bà Tứ vẫn “băn khoăn” không dám tin về sự xuất hiện của người vợ nhặt. Tâm trạng của bà cụ Tứ khi nhìn thấy sự xuất hiện của người vợ nhặt trong nhà giúp cho tình huống Tràng nhặt vợ trở nên chân thực, khách quan.
Đêm hôm ấy, dẫu những tiếng khóc hờ ngoài xóm có lọt vào cái nhà rúm ró, nhưng đôi vợ chồng son hẳn ngủ rất ngon. Anh cu Tràng thật “hư”, khi, mặt trời lên bằng con sào, mới trở dậy, người êm ái lửng lơ như người từ trong mơ đi ra. Nàng dâu mới có vẻ “biết điều”, dậy sớm hơn, quét lại sân. Chỉ có bà lão, chắc đêm qua không ngủ được. Đầu hôm, bà nghĩ tới việc kiếm lấy ít nứa về đan cái phên ngăn căn nhà ra. Chưa biết chừng nửa khuya bà đã dậy. Khi anh cu Tràng thức dậy, xung quanh đã thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn đều được quét sạch sẽ gọn gàng... Hai cái ang nước vẫn để khô ong ở dưới góc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoàn ngay lối đi đã hót sạch. Bà cụ Tứ đang lúi húi giẫy những bụi cỏ dại mọc nham nhở ngoài vườn.
Thấy con trai đã dậy, bà cụ Tứ vội giục nàng dâu đi dọn cơm ăn chẳng muộn. Sáng nay, lòng bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của và rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Bà và cả đôi vợ chồng Tràng, hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.
Bữa cơm sáng hôm nay cũng là bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Nhưng có điều lạ là hôm nay, bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này. Bà bàn tính với nàng dâu khi nào có tiền mua lấy đôi gà, rồi ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy chốc có một đàn gà cho mà xem. Vì thế chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp đến thế. Khi niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng nửa bát đã hết nhẵn, bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Đấy là nồi cám, mỗi khi đưa vào miệng, đắng chát và nghẹn bứ trong cổ, nhưng bà lão cho mọi người mà miệng tươi cười, đon đả nói, gọi là “chè khoán” và khen ngon đáo để. Bà không muốn bữa ăn đang vui bỗng ngừng lại. Thực ra, lòng đau lắm. Cả một nỗi tủi hờn đang len vào tâm trí bà
Khi ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã khiến đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợt hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen, bà cụ Tú giải thích cho nàng dâu biết đấy là tiếng trống thúc giục thuế. Đói khát như thế này, vẫn phải đóng thuế, làm sao mà sống qua ngày được. Bà ngoảnh vội ra ngoài vì không dám để con dâu thấy bà khóc. Mà đó lại là những giọt nước mắt khóc bởi cái tương lai mờ mịt, xanh xám của các con bà!
Bà cụ Tứ xuất hiện trong Vợ nhặt của Kim Lân có một đêm và non buổi sáng hôm sau. Chừng ấy thời gian vừa đủ cho một người ngủ dậy muộn. Nhưng đối với người mẹ nghèo khổ kia, quả là rất dài. Chừng ấy thời gian, song ở bà, có biết bao buồn vui, mừng tủi, cay đắng, âu lo, lẫn hy vọng. Người mẹ ấy đã sống trọn tất cả đời sống bên trong của một người con. Và, vì thế, dù thời gian mải miết trôi đi, hình tượng bà lão đáng thương đó vẫn hết sức sống động bởi đây là nhân chứng của một thời hãi hùng, cũng là biểu trưng cho trái tim, phẩm giá của một người mẹ!