Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Cổ ông lão nghẹn ằng hẳn lại,da mặt tẻ răn răn. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ,ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: -Liệu có thật không hở bác ? Hay là chỉ lại...
1 câu trả lời
`1`
Đúng lúc ông Hai đang phấn khởi trước những tin tức thời sự thì nghe những người tản cư bàn về làng Chợ Dầu. Ông quay phắt lại hỏi: “ta giết được bao nhiêu thằng?” -> Câu hỏi cho thấy niềm tin vững chắc vào tinh thần cách mạng của làng mình.
Ông lại sang bên gian bác Thứ, ông còn chạy đi khắp nơi khoe cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt nhẵn” và cải chính cái tin làng Chợ Dầu Việt Gian theo giặc. Kim Lân thật thú vị khi để nhân vật của mình hành động một cách vô lí: sung sướng khoe nhà bị Tây đốt. Bởi lẽ, đó là minh chứng hùng hồn nhất để khẳng định tình yêu nước, cũng là minh chứng khẳng định bản thân mình, làng mình không việt gian theo giặc, mà đã dũng cảm chống lại quân thù dù phải chịu bao tổn thất. Đoạn văn đã cho thấy vì quê hương, đất nước, người dân sẵn sàng hi sinh, cống hiến tất cả. Qua sự thay đổi tâm lí nhân vật ấy, Kim Lân đã khẳng định nét chuyển biến mới trong đời sống nhân vật ông Hai nói riêng, và trong người nông dân Việt Nam nói chung thời kì đầu kháng chiến: yêu làng, yêu nước , có tinh thần cách mạng, và đặc biệt họ đã hòa quyện những tình yêu đó, biết gắn vận mệnh của mình với vận mệnh toàn dân tộc.
`#` `Tranhoang40860`