Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích sau: -Thôi! Ba đi nghe con!-Anh Sáu khe khẽ nói:......Nó hôn tóc, hôn cỏ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.

1 câu trả lời

2,

Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba, Thu là một cô bé trẻ con, bướng bỉnh và đáo để đến nỗi làm anh Sáu đau lòng vì thái độ khước từ tình thương ba dành cho em. Phút đầu tiên hai ba con gặp mặt, trái ngược với nỗi mong nhớ, sự sốt ruột và suy nghĩ của anh Sáu, bé Thu vụt chạy đi, nét mặt đầy sợ hãi kêu "má, má" để lại anh Sáu đứng một mình "nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy". Trong ba ngày anh Sáu ở nhà, anh không dám đi đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm sóc và bù đắp sự thiêu thốn trong 8 năm qua cho nó nhưng bé Thu lại tỏ ra cứng đầu, không chịu nhận anh, cũng không chịu gọi anh một tiếng "ba" dù chỉ một lần. Nhà văn đã xây dựng một loạt các chi tiết để miêu tả tâm lí, thái độ rất trẻ con, cố chấp của bé Thu. Khi má bắt kêu ba vô ăn cơm, doạ đánh để cô bé gọi ba một tiếng, Thu vẫn chỉ nói trống không "vô ăn cơm! cơm chín rồi", "con kêu rồi mà người ta không nghe". Hai tiếng "người ta" mà Thu thốt lên làm anh Sáu đau lòng đến mức "không khóc được, chỉ khe khẽ lắc đầu cười". Thậm chí, ngay cả khi bị má đặt vào một hoàn cảnh khó khăn để buộc Thu gọi anh Sáu một tiếng ba là chắt nước nồi cơm to đang sôi, Thu cũng lại nói trống không "cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái".

Sự im lặng của anh Sáu và cả sự gợi ý của bác Ba đều không thể làm cô bé gọi tiếng "ba" đơn sơ, giản dị. Tiếng gọi mà mỗi đứa trẻ đều ghi nhớ và bập bẹ lần đầu tiên trong cuộc đời mình. Đỉnh điểm của sự kiên quyết chối từ tình yêu thương của anh Sáu trong bé Thu là chi tiết cái trứng cá trong bữa cơm gia đình. Bằng lòng thương con của người cha, anh Sáu gắp cái trứng cá ngon nhất vào chén cơm của Thu nhưng con bé bất thần hất nó ta khỏi chén cơm. Nỗi đau khổ trong ba ngày nén chịu trào lên, anh Sáu đánh con, Thu không khóc, lầm lì bỏ trứng cá lại vào chén cơm và bỏ sang nhà bà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây xuòng cho thật to. Những chi tiết bình thường mà tinh tế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lí trẻ em. Trẻ con vốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp, nhất là khi chúng có sự hiểu lầm, chúng kiên quyết chối từ tình cảm của người khác mà không cần cân nhắc, nhất là với một cô bé cá tính, bướng bỉnh như Thu. Người đọc nhiều khi thấy giận em, thương cho anh Sáu. Nhưng thật ra em vẫn là cô bé dễ thương. Sự ương ngạnh của Thu không hoàn toàn đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế éo le, khắc nghiệt của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Chính thái độ ngang ngạnh , quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho ba. Đơn giản Thu không nhận ra cha là vì người tự nhận là ba kia không hề giống người cha mà em đã thấy trong bức ảnh. Ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như thế. Cô bé không tin, thậm chí là ngờ vực. Không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho người cha duy nhất trong bức ảnh.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

4 lượt xem
2 đáp án
23 giờ trước