Cảm nhận của e về nhân vật anh trong bài thơ ‘’ nếu anh không về ‘’ của Vũ Quốc Tuấn

1 câu trả lời

    Covid-19 - nghe đến từ này ai trong chúng ta cũng run sợ, cảm thấy bàng hoàng. Chúng ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu người đã chết vì dịch bệnh này, số người nhiễm tăng lên từng ngày một cách chóng mặt. Không riêng ai, cả thế giới đang phải gồng mình để chống chọi với bệnh dịch này. Ở trong hoàn cảnh covid-19 đang hoành hành thì anh Vũ Tuấn, một giáo viên dạy Toán ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã sáng tác ra bài thơ " Nếu anh không về". Bài thơ chính là lời của những người ở tuyến đầu chống dịch và cũng là lời của những người ở hậu phương động viên, khích lệ họ.

  Tác giả không hề nói rõ về nhân vật anh, tác giả không đặt cho các nhân vật những cái tên cụ thể mà gọi chung chung với từ anh - một tiếng thân thương. những con người đang ngày ngày thầm lặng cống hiến cho đất nước không phải là một người, một nhân vật cụ thể. Mà trên dải đất Việt Nam này có rất nhiều người đang ngày ngày cống hiến như vậy. Và các nhân vật trong câu chuyện này là một trong những đại diện cho những gương mặt ấy. Có thể anh là những bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch, đang hằng ngày phải chiến đấu với con virut này để cứu sống không biết bao nhiêu bệnh nhân. Hoặc anh là những bác sĩ không mặc áo bluse trắng, không phải bác sĩ, cũng không phải y tá, điều dưỡng đó là những cán bộ làm công tác y tế dự phòng hay những chiến sĩ sẵn sàng xông pha vào tâm dịch với một mong muốn dập dịch nhanh chóng và hiệu quả. 

Ở chiến tuyến họ luôn dũng cảm, luôn xông pha nhưng đằng sau anh là cả một gia đình, những người luôn yêu thương móng ngóng tin anh trở về. Nhưng mà tình hình dịch bệnh như này làm sao anh có thể về khi Tổ Quốc đang cần, khi đồng bào đang cần được chứ. Nhắc đến đây chúng ta sẽ nhớ đến câu thơ trong bài thơ " Đất nước" cuả Nguyễn Đình Thi " Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thêm nắng lá rơi đầy". Các anh cũng luôn nhớ về gia đình, muốn có ngày đoàn viên. Nhưng anh làm sau mà về khi bạn của anh tóc bạc, hao gầy. Có những người chiến sĩ tuyến đầu họ ngã xuống nhưng chúng ta vẫn luôn yêu quý và trân trọng những gì họ đã mang đến cho đất nước.

Điều mà chúng ta mong ước bây giờ là tình hình dịch bệnh có thể ổn định và có thể dập tắt hẳn dịch bệnh, để con người có thể quay lại cuộc sống bình thường. Và đặc biệt những người ở tuyến đầu họ có thể trở về với gia đình, trở về với vòng tay của ba mẹ, hay là những cái ôm của những đứa con thơ. Cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
19 giờ trước