Cảm nhận của e về hình tượng người lính trong khổ thơ 3 của bài Tây tiến
2 câu trả lời
Chào cậu
Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng là một trong những tác phẩm đặc sắc với hình tượng người lính cụ Hồ. Chân dung người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp huy hoàng của dân tộc được hiện lên một cách bi tráng và oai hùng. Nhà thơ Quang Dũng viết về người lính Tây Tiến – đơn vị quân đội thành lập năm 1947 với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt – Lào – cùng sự kiêu hãnh và niềm tự hào với tất cả tình cảm chân thành của ông.
Chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là thanh niên, học sinh sinh viên Hà Nội. Họ là những người biết đến chiến trường khắc nghiệt, nguy hiểm và thiếu thốn kể từ khi đi lính. Bài thơ Tây Tiến là kỉ niệm, hoài niệm của tác giả thay cho lời muốn nói của những người chiến sĩ kiên cường và đồng thời là lời của đồng bào dân tộc ta. Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ mang những nét phẩm chất đặc trưng của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
..............
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Người lính Tây Tiến mang một vẻ đẹp rất mực hào hùng, hào hoa giữa môi trường chiến đấu khắc nghiệt. Xuất thân là những chàng trai Hà Nội lãng mạn, những người lính nhìn đời bằng con mắt mơ mộng và đầy tinh thần lạc quan của tuổi trẻ. Ngoài thiên nhiên khắc nghiệt, khó khăn chồng tiếp khó khăn với đoàn quân khi mà những người lính trẻ tuổi còn phải đối mặt với bệnh tật. Bệnh sốt rét làm “đoàn binh không mọc tóc”, tóc rụng và nước da xanh xao như “màu lá”. Thế nhưng tinh thần của họ không bao giờ là bi ai tuyệt vọng. Họ vẫn đứng lên chiến đấu với tâm thế “dữ oai hùm”, “mắt trừng”. Họ vẫn mơ mộng về “Hà Nội dáng kiều thơm”. Họ vẫn là những chiến sĩ trẻ tuổi lãng mạn trong tình yêu và lạc quan trong cách sống. Sự lạc quan ấy như tiếp thêm sức mạnh cho họ trở nên kiên cường và gan dạ dù có khó khăn đến mấy, dù điều kiện môi trường có khắc nghiệt đến nhường nào. Thiên nhiên hoang vu hiểm trở đến thế, tư thế vượt qua của người lính Tây Tiến thật oai phong lẫm liệt và đầy khí phách:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
...........
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Những con dốc nguy hiểm “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” có thể lấy mạng người chiến sĩ bất cứ lúc nào. Vượt qua muôn trùng hiểm trở, tư thế của người lính thật ngang tàn và hùng dũng biết bao “súng ngửi trời”. Người lính tay cầm cao cây súng hiên ngang bảo vệ non sông đất nước. Giữa thiên nhiên vắng vẻ hiểm trở đến “heo hút”, chân dung người lính cụ Hồ vẫn sừng sững kiên cường và trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Người lính Tây Tiến mang trong mình triết lí sống cao đẹp thấm đượm tình người. Bên cạnh những đôi mắt “trừng” đương đầu với kẻ địch bên bến bờ sinh tử, bên cạnh tư thế hiên ngang hùng dũng chống chọi với thiên nhiên vô tình, những người lính ấy còn có một đời sống tinh thần nồng nàn tình thân với đồng bào dân tộc. Họ trở về là những chàng trai thành thị vui đùa với những cô gái Lào duyên dáng thướt tha. Họ chìm đắm trong cảm xúc nhung nhớ về ngày tháng gắn bó với con người và miền đất nơi đây. Đằng sau tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của họ là tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước và con người sâu đậm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
..............
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Nét đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến làm tỏa sáng vẻ đẹp lí tưởng của giới trẻ thời kì kháng chiến. Công cuộc bảo vệ đất nước dài đằng đẵng và khó khăn biết mấy, hòa bình đánh đổi bằng mồ hôi xương máu và muôn vàn sự hy sinh. Đã có biết bao người lính trẻ đã ngã xuống giữa đất trời Tây Bắc. Thân xác các anh nằm lại nơi biên cương “viễn xứ”. Thế nhưng các họ vẫn hùng dũng kiên cường cầm súng bảo vệ tổ quốc mà “chẳng tiếc đời xanh”. Cho đến khi ngã xuống, thân xác họ chỉ có chiếc chiếu quý như chiếc “áo bào”, chôn “rải rác”. Những cái chết ấy vừa bi thương vừa tráng lệ, để đời sau cảm phục biết bao trước sự hy sinh bất khuất của những người lính Tây Tiến anh hùng.
Qua bút pháp lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng, hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp độc đáo ngang tàng, oai hùng trong mọi hoàn cảnh và mọi tâm thế. Chân dung người lính Tây Tiến chói ngời trong vẻ đẹp lí tưởng, sẵn sàng hi sinh cho độc lập dân tộc. Chúng ta đang được hưởng nền độc lập từ xương máu ông cha ta và các thế hệ đi trước hy sinh mà thành. Ta cảm phục, tự hào và biết ơn sâu sắc những người lính Tây Tiến – người lính cụ Hồ
Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng là một trong những tác phẩm đặc sắc với hình tượng người lính cụ Hồ. Chân dung người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp huy hoàng của dân tộc được hiện lên một cách bi tráng và oai hùng. Nhà thơ Quang Dũng viết về người lính Tây Tiến – đơn vị quân đội thành lập năm 1947 với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt – Lào – cùng sự kiêu hãnh và niềm tự hào với tất cả tình cảm chân thành của ông.
Chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là thanh niên, học sinh sinh viên Hà Nội. Họ là những người biết đến chiến trường khắc nghiệt, nguy hiểm và thiếu thốn kể từ khi đi lính. Bài thơ Tây Tiến là kỉ niệm, hoài niệm của tác giả thay cho lời muốn nói của những người chiến sĩ kiên cường và đồng thời là lời của đồng bào dân tộc ta. Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ mang những nét phẩm chất đặc trưng của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
..............
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Người lính Tây Tiến mang một vẻ đẹp rất mực hào hùng, hào hoa giữa môi trường chiến đấu khắc nghiệt. Xuất thân là những chàng trai Hà Nội lãng mạn, những người lính nhìn đời bằng con mắt mơ mộng và đầy tinh thần lạc quan của tuổi trẻ. Ngoài thiên nhiên khắc nghiệt, khó khăn chồng tiếp khó khăn với đoàn quân khi mà những người lính trẻ tuổi còn phải đối mặt với bệnh tật. Bệnh sốt rét làm “đoàn binh không mọc tóc”, tóc rụng và nước da xanh xao như “màu lá”. Thế nhưng tinh thần của họ không bao giờ là bi ai tuyệt vọng. Họ vẫn đứng lên chiến đấu với tâm thế “dữ oai hùm”, “mắt trừng”. Họ vẫn mơ mộng về “Hà Nội dáng kiều thơm”. Họ vẫn là những chiến sĩ trẻ tuổi lãng mạn trong tình yêu và lạc quan trong cách sống. Sự lạc quan ấy như tiếp thêm sức mạnh cho họ trở nên kiên cường và gan dạ dù có khó khăn đến mấy, dù điều kiện môi trường có khắc nghiệt đến nhường nào. Thiên nhiên hoang vu hiểm trở đến thế, tư thế vượt qua của người lính Tây Tiến thật oai phong lẫm liệt và đầy khí phách:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
...........
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Những con dốc nguy hiểm “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” có thể lấy mạng người chiến sĩ bất cứ lúc nào. Vượt qua muôn trùng hiểm trở, tư thế của người lính thật ngang tàn và hùng dũng biết bao “súng ngửi trời”. Người lính tay cầm cao cây súng hiên ngang bảo vệ non sông đất nước. Giữa thiên nhiên vắng vẻ hiểm trở đến “heo hút”, chân dung người lính cụ Hồ vẫn sừng sững kiên cường và trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Người lính Tây Tiến mang trong mình triết lí sống cao đẹp thấm đượm tình người. Bên cạnh những đôi mắt “trừng” đương đầu với kẻ địch bên bến bờ sinh tử, bên cạnh tư thế hiên ngang hùng dũng chống chọi với thiên nhiên vô tình, những người lính ấy còn có một đời sống tinh thần nồng nàn tình thân với đồng bào dân tộc. Họ trở về là những chàng trai thành thị vui đùa với những cô gái Lào duyên dáng thướt tha. Họ chìm đắm trong cảm xúc nhung nhớ về ngày tháng gắn bó với con người và miền đất nơi đây. Đằng sau tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của họ là tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước và con người sâu đậm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
..............
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Nét đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến làm tỏa sáng vẻ đẹp lí tưởng của giới trẻ thời kì kháng chiến. Công cuộc bảo vệ đất nước dài đằng đẵng và khó khăn biết mấy, hòa bình đánh đổi bằng mồ hôi xương máu và muôn vàn sự hy sinh. Đã có biết bao người lính trẻ đã ngã xuống giữa đất trời Tây Bắc. Thân xác các anh nằm lại nơi biên cương “viễn xứ”. Thế nhưng các họ vẫn hùng dũng kiên cường cầm súng bảo vệ tổ quốc mà “chẳng tiếc đời xanh”. Cho đến khi ngã xuống, thân xác họ chỉ có chiếc chiếu quý như chiếc “áo bào”, chôn “rải rác”. Những cái chết ấy vừa bi thương vừa tráng lệ, để đời sau cảm phục biết bao trước sự hy sinh bất khuất của những người lính Tây Tiến anh hùng.
Qua bút pháp lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng, hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp độc đáo ngang tàng, oai hùng trong mọi hoàn cảnh và mọi tâm thế. Chân dung người lính Tây Tiến chói ngời trong vẻ đẹp lí tưởng, sẵn sàng hi sinh cho độc lập dân tộc. Chúng ta đang được hưởng nền độc lập từ xương máu ông cha ta và các thế hệ đi trước hy sinh mà thành. Ta cảm phục, tự hào và biết ơn sâu sắc những người lính Tây Tiến – người lính cụ Hồ.