Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi cáo quan về ở ẩn trong bài thơ sau:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống.
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
( Giúp em vs mng em đg cần gấp )
2 câu trả lời
Dàn ý tham khảo nhé Mở bài: Nguyễn Binh Khiêm là nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVI với những sáng tác ghi dấu mốc lớn trên con đường phát triển lịch sử văn học. + Bach vân quốc ngữ thi tậplà tập thơ Nôm nổi tiếng của ông. - Giới thiệu bài thơNhàn(xuất xú, hoàn cảnh sáng tác, nội dung): là bài thd Nôm số 73 trong tậpBgch vân quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của tác giả. * Thân bài : - Hai câu đề:Hoàn cảnh sống của Nguyễn Binh Khiêm. + Mở đầu bài thơ với nhịp thơ 2/2/3 tạo nên thong thả đều đặn + Mai, cuốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết và rất quen thuộc của người nông dân. + Phép liệt kê kết hợp với số từ "một": Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sắn sàng. → Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Binh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ây. - Trạng thái "thơ thẩn": chăm chủ vào công việc, tỉ mẩn -> Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ. Cụm từ phủ định "dầu ai vui thú nào": Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi. > Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Binh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thẳn. > Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ "nhàn tâm". * Hai câu thực:Quan niệm sống của Nguyến Bỉnh Khiêm - Nghệ thuật đối: ta - người, dại - khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết Ií, thâm trầm của nhà thơ. - Nghệ thuật ẩn dụ: +"Nơi vắng vẻ": Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người, nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chi chốn quê nhà + "Chốn lao xao": Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc Sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị.Ở đây chỉ chốn quan trường. - Cách nói ngược: Ta dại - người khôn: + Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ. + Tuy nhiên, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quể mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình. → Thể hiện quan niệm sống "lánh đục về trong" của Nguyễn Binh Khiêm → Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hinh mia mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ. * Hai câu luận:Cuộc sống của Nguyễn Binh Khiêm ở chốn quê nhà. - Sự xuất hiện của bồn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Cuộc sống gån bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Binh Khiêm - Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Binh Khiêm -Việc ăn uống: Thu ăn mẫng trúc, đông ăn giá. - Là những món ăn thôn quê dân giā, giản dị thanh đạnm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp - Chuyện sinh hoạat: Xuân tằm h sen, hạ tằm ao Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên. - Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu. → Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người + Sự hài lòng về cuộc Sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Binh Kiênm. * Hai câu kết:Triết lí sống nhàn - Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giác chiêm bao > Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhę vinh hoa phù phiểm. - Động từ "nhìn xem": Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Binh Khiêm → Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiểm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhẳm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, ch có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mäi mãi. → Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Binh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hòn trong sáng. - Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiều, dễ cảm -Cách kể, tả tự nhiên, gần gũi Các biện pháp tu từ: Liệt kê, đối lập, điển tích điển cổ. - Nhip thơ chậm, nhẹ nhàng, hóm hinh c) Kết bài Thể hiện những cảm nhận của mình về bài thơ: Là bài thơ hay, giàu ý nghĩa. - Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
Có thể nói rằng với Nhàn là bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Bỉnh Khiêm về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” của ông đã thể hiện được thái độ sống, một triết lí sống vô cùng rõ ràng. Và triết lí ấy được gói gọn chỉ trong một chữ “nhàn”.
Mở đầu bài thơ tác giả viết một câu kể như sau:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta có thể thấy được ngay hai câu thơ mở đầu tạo ấn tượng đầu tiên với điệp ngữ “một” được lặp lại ba lần ở trong một câu thơ. Nó không chỉ mang tính chất liệt kê các sự vật quen thuộc đó chính là hình ảnh “mai”, “cuốc”, “cần câu” mà còn là những vật dụng rất đỗi quen thuộc mang bóng dáng nhà nông vô cùng chân chất vừa mang bóng dáng của một “Tao nhân mặc khách ngâm nga” vậy. Đó chính là một hình dáng ung dung thoải mái, thêm vào đó là một trạng thái tâm hồn thanh nhàn an nhiên không vướng bận chút bụi trần.
Có thể nhận thấy được câu thơ như một lời thách thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với người đời, và cho dù ai vui thú nào đi chăng nữa thì ta đây vẫn vui thú an nhàn, vui cuộc sống thôn quê nhất. Cũng chính từ những lời thách thức đó dường như cũng đã toát lên được phong thái thật thanh thản trong tâm hồn và thật vui thú điền viên của một lão nông già.
Khi đọc đến với hai câu thực tiếp theo đã khái quát chân dung nhân vật trữ tình và triết lí “nhàn” của thi nhân đã thể hiện qua câu:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Không khó khi nhận thấy được sự đối lập giữa các nhân vật trong hai câu thơ thể hiện đó chính là “nơi vắng vẻ” và chốn quê thật thanh bình vô cùng an nhàn, vô lo vô nghĩ. Thực sự đó chính là tâm hồn của con người luôn luôn hòa nhập cùng với thiên nhiên. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì “chốn lao xao” cũng được ám chỉ đến nơi quan trường với những vòng danh lợi, ghen ghét và sự đố kỵ nữa. Và phải chăng tác giả “dại” cho nên ông mới tìm nơi thôn quê, còn người đời “khôn” tìm đến chốn quan trường.
Nhưng xét trong vần thơ này lại hoàn toàn ngược lại, “dại” có nghĩa là khôn, và từ “khôn” có nghĩa là dại. Bạn có thể nhận thấy được chính lối nói ngược mang ý nghĩa mỉa mai: người khôn mà chọn chốn lao xao đầy rẫy những tham lam, dục vọng, luôn luôn phải suy nghĩ đắn đo, khiến cuộc sống luôn vội vã. Hai câu thực như mang nghĩa mỉa mai chế giễu lũ người kia chỉ biết lao đầu vào tham vọng, chính vào vòng danh lợi. Còn đối với tác giả thì ông dường như cũng đã phủ nhận vòng danh lợi ấy bằng cách thể hiện quan điểm, khí chất thanh cao trong sạch.
Qua 4 câu thơ ta cũng thấy rõ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn cuộc sống thanh cao, hòa nhập với thiên nhiên và tránh xa tham vọng. Khi đọc đến hai câu luận cũng đã gợi mở cho người đọc về một cuộc sống vô cùng bình dị của nhân vật trữ tình.
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Măng, tre, trúc, giá được xem chính là đồ ăn dân dã từ xa xưa mà con người ta vẫn thường ăn. Nó gắn liền với cuộc sống thôn quê chất phác và hết sức quen thuộc trong đời sống. Còn với câu thơ:
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Câu thơ khiến ta nhớ về những hình ảnh quen thuộc ở làng quê, về cái lối sinh hoạt dân dã. Khi trở về với thiên nhiên trở về với làng xóm. Tác giả thực sự hòa mình với thôn quê thuần hậu, người đọc có thể nhận thấy được cuộc sống thanh đạm, một cuộc sống dường như cũng đã mang lại thú vui an nhàn, thảnh thơi mùa nào thức đấy. Thực sự đó là một cuộc sống được nhiều người ngưỡng mộ mà chẳng mấy ai có được. Chỉ là một cảnh sinh hoạt đời thường đơn giản nhưng nó lại thể hiện sự đồng điệu nhịp bước của thiên nhiên, đồng điệu với con người.
Cũng chính từ những thứ sinh hoạt đời thường này tác giả đã đến với hai câu kết, với sự đúc kết tinh thần, triết lí sống cao đẹp nhất:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Điển tích “cội cây” xuất hiện như mang được ngụ ý muốn nói rằng phú quý công danh là thứ phù phiếm và đồng thời cũng chỉ là áng phù vân trôi nổi có rồi lại mất như một giấc mơ mà thôi. Và qua đây ta có thể nhận thấy đây cũng chính là một thái độ rất đáng trọng bởi tác giả đã sống trong thời đại mà chế độ phong kiến bắt đầu khủng hoảng. Trong xã hội đó khi nền tảng đạo đức nho giáo bị phá vỡ, rạn nứt và thực sự đó là thời đại mà con người lấy tiền làm thước đo cho mọi giá trị khác.
Tóm lại, Nhàn đã thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện rõ một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên, phủ nhận danh lợi, làm gương cho bao thế hệ mai sau nữa.