Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của tấm lòng người mẹ quá nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn "Vợ nhặt"- Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa"-Nguyễn Minh Châu Mng nêu gợi ý chi tiết giúp e với ạ . Hoặc làm thành bài văn thì càng tốt ạ

1 câu trả lời

DÀN Ý

A, MB

- giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu: nhà văn Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ông có khối lượng sáng tác đồ sộ với các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn và tiểu luận phê bình. 

- giới thiệu nhà văn Kim Lân: Kim Lân cũng là một trong số những cái tên nổi tiếng của nền văn học hiện thực Việt Nam khi viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám, với ngòi bút sâu sắc và cái nhìn thấu hiểu. Các tác phẩm của Kim Lân không chủ tập trung vào việc phản ánh hiện thực xã hội đương thời hay những nỗi đau thân phận, mà tác giả dựa vào đó để làm nổi bật những giá trị nhân văn, vẻ đẹp tâm hồn nhân vật, bộc lộ sức mạnh, ý nghĩa của những phẩm chất cao đẹp

- giới thiệu 2 nhân vật: cả 2 tác phẩm của 2 tác giả đều thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc qua hình ảnh của 2 người phụ nữ là bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài. Cả 2 người phụ nữ đều được xây dựng bằng những phẩm chất khác nhau.

B, TB

1, Cả 2 người đều là những người phụ nữ có tình yêu thương con.

- Bà cụ Tứ sống với đứa con trai độc nhất. Bà thương con mình không lấy được vợ. Vào ngày Tràng dẫn vợ về, bà không giấu được giọt nước mắt của mình. Cuộc sống sau khi con trai lấy vợ luôn có sự xuất hiện của người mẹ. Bà cùng con dâu làm việc nhà, cùng 2 con ăn những bữa cơm trong 1 nhà. Đồng thời bà cũng nói với con bằng những lời hiền từ, nhân hậu xuất phát từ trong chính trái tim của một người mẹ. 

- Người đàn bà hàng chài vì các con mà xin chồng lên bờ mới đánh. Vì không muốn các con nhìn thấy cảnh mẹ bị bố bạo hành nên người đàn bà hàng chài đã luôn giấu các con mình. Đồng thời, người phụ nữ ấy cũng vì các con mà không dám bỏ chồng, bỏ chồng thì các con sẽ bơ vơ, và còn khổ hơn hiện tại nữa. Đặc biệt nhất, người đàn bà hàng chài cũng từng nói "Hạnh phúc nhất là nhìn các đứa con tôi được ăn no". Có thể nói, các đứa con chính là sinh mệnh, niềm vui và cuộc đời của người phụ nữ ấy. Người phụ nữ có thể vì các con mà chịu mọi sự khổ sở về tinh thần, lẫn thể xác, vì các con mà không mơ tưởng đến hạnh phúc cá nhân, bị bạo hành cũng không dám bỏ chồng

2, Cả 2 người đều là những người phụ nữ có đức hy sinh

- Đức hy sinh cao đẹp của bà cụ Tứ được thể hiện ở việc bà cùng các con chăm lo cho gia đình mới. Bà là một người mẹ có tấm lòng cao cả, bao dung với các con.

- Người đàn bà hàng chài coi các con chính là cả cuộc đời của mình,vì các con mà chịu mọi sự khổ sở về tinh thần, lẫn thể xác, vì các con mà không mơ tưởng đến hạnh phúc cá nhân, bị bạo hành cũng không dám bỏ chồng đi tìm hạnh phúc riêng, chấp nhận cuộc sống khổ sở vì các con cần cả cha và mẹ

3, Cả 2 người đều là những người phụ nữ suy tính cho chuyện tương lai.

- Bà cụ Tứ từng nói với các con những lời an ủi "Ai giàu trăm họ. Ai khó ba đời" để an ủi các con cố gắng làm ăn chăm chỉ. Điều này cho thấy thái độ lạc quan của bà với tương lai

- Người đàn bà hàng chài vì nghĩ tương lai của các con nên ko dám bỏ chồng. Cả vợ và chồng cùng nuôi con còn không kham nổi, nữa là bỏ chồng để các con bơ vơ ai nuôi.

C, KB

BÀI LÀM

nhà văn Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ông có khối lượng sáng tác đồ sộ với các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn và tiểu luận phê bình. Kim Lân cũng là một trong số những cái tên nổi tiếng của nền văn học hiện thực Việt Nam khi viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám, với ngòi bút sâu sắc và cái nhìn thấu hiểu. Các tác phẩm của Kim Lân không chủ tập trung vào việc phản ánh hiện thực xã hội đương thời hay những nỗi đau thân phận, mà tác giả dựa vào đó để làm nổi bật những giá trị nhân văn, vẻ đẹp tâm hồn nhân vật, bộc lộ sức mạnh, ý nghĩa của những phẩm chất cao đẹp. Cả 2 tác phẩm của 2 tác giả đều thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc qua hình ảnh của 2 người phụ nữ là bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài. Cả 2 người phụ nữ đều được xây dựng bằng những phẩm chất khác nhau.

Đầu tiên, cả 2 người đều là những người phụ nữ có tình yêu thương con. Bà cụ Tứ sống với đứa con trai độc nhất. Bà thương con mình không lấy được vợ. Vào ngày Tràng dẫn vợ về, bà không giấu được giọt nước mắt của mình. Cuộc sống sau khi con trai lấy vợ luôn có sự xuất hiện của người mẹ. Bà cùng con dâu làm việc nhà, cùng 2 con ăn những bữa cơm trong 1 nhà. Đồng thời bà cũng nói với con bằng những lời hiền từ, nhân hậu xuất phát từ trong chính trái tim của một người mẹ. Người đàn bà hàng chài vì các con mà xin chồng lên bờ mới đánh. Vì không muốn các con nhìn thấy cảnh mẹ bị bố bạo hành nên người đàn bà hàng chài đã luôn giấu các con mình. Đồng thời, người phụ nữ ấy cũng vì các con mà không dám bỏ chồng, bỏ chồng thì các con sẽ bơ vơ, và còn khổ hơn hiện tại nữa. Đặc biệt nhất, người đàn bà hàng chài cũng từng nói "Hạnh phúc nhất là nhìn các đứa con tôi được ăn no". Có thể nói, các đứa con chính là sinh mệnh, niềm vui và cuộc đời của người phụ nữ ấy. Người phụ nữ có thể vì các con mà chịu mọi sự khổ sở về tinh thần, lẫn thể xác, vì các con mà không mơ tưởng đến hạnh phúc cá nhân, bị bạo hành cũng không dám bỏ chồng

Thứ hai, cả 2 người đều là những người phụ nữ có đức hy sinh. Đức hy sinh cao đẹp của bà cụ Tứ được thể hiện ở việc bà cùng các con chăm lo cho gia đình mới. Bà là một người mẹ có tấm lòng cao cả, bao dung với các con. Người đàn bà hàng chài coi các con chính là cả cuộc đời của mình,vì các con mà chịu mọi sự khổ sở về tinh thần, lẫn thể xác, vì các con mà không mơ tưởng đến hạnh phúc cá nhân, bị bạo hành cũng không dám bỏ chồng đi tìm hạnh phúc riêng, chấp nhận cuộc sống khổ sở vì các con cần cả cha và mẹ

Cuối cùng, cả 2 người đều là những người phụ nữ suy tính cho chuyện tương lai. Bà cụ Tứ từng nói với các con những lời an ủi "Ai giàu trăm họ. Ai khó ba đời" để an ủi các con cố gắng làm ăn chăm chỉ. Điều này cho thấy thái độ lạc quan của bà với tương lai. Người đàn bà hàng chài vì nghĩ tương lai của các con nên ko dám bỏ chồng. Cả vợ và chồng cùng nuôi con còn không kham nổi, nữa là bỏ chồng để các con bơ vơ ai nuôi.

Tóm lại, bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài đều có những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ. Họ được xây dựng trong những cốt truyện khác nhau nhưng đều mang những giá trị, tư tưởng nhân văn cao đẹp của 2 tác giả.