Cảm nhận của anh chị về nhân vật Phùngtrong tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu
2 câu trả lời
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn xuất sắt nhất trong việc thể hiện quá trình đổi mới về tư duy nghệ thuật chuyển từ cảm hứng sử thi lãng mạn sang cảm hứng thế sự đời thường.. “Chiếc thuyền ngoài xa “ là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng này. Ở tác phẩm này ông thực sự thành công với nghệ thuật miêu tả nhân vật, ông đã xây dựng được các nhân vật, để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người độc và phùng chính là một nhân vật như thế.
Phùng là một người quý trọng, say mê với nghề nhiếp ảnh của mình, anh đã được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ chụp một bức ảnh về thuyền và biển trong sương mù vào giữa tháng bảy để in trong bộ lịch năm sau. Phùng đã tìm đến với biển miền Trung nơi chiến trường xưa. Anh đã bỏ cả tuần để tìm kiếm để suy nghĩ, rồi phục kích mãi mới chụp được một bức ảnh ưng ý, có thể xem là một cảnh đắt trời cho. Anh còn là người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, yêu tha thiết cái đẹp. Trước vẻ đẹp toàn bích của cảnh vật, tâm hồn của người nghệ sĩ như rung lên nhiều cảm xúc rất khó tả: “tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào…tôi tưởng như chính mình vừa tham gia vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Trong giờ phút thăng hoa cùng cái đẹp anh cảm nhận cái đẹp chính là đạo đức”.
Phùng còn là người căm ghét áp lực bất công, dám đối diện với cái ác và hành động chống lại các ác. Sau những phút ngỡ ngàng thấy cái ác cùng cái xấu diễn ra ở ngay trước mắt, ngay trên chính chiếc thuyền đẹp như mơ mà anh vừa thấy. Theo phản xạ tự nhiên như một sự yêu công bằng, đó là vứt máy ảnh xuống đất chạy tới ngăn cản người đàn ông vũ phu. Là một người từng chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng của đất nước, anh vẫn luôn giữ vững quan điểm “cái xấu ắt là từ phía địch”, vì thế anh đã ngộ nhận “gã đàn ông vũ phu kia hẳn là từng đi lính ngụy”, rồi đặt ra một câu hỏi “ lão ta trước hồi 75 có đi lính ngụy không?”, người đàn ông kia ắt hẳn là một người độc ác nhất thế gian còn người đàn bà ắt hẳn là nạn nhân hết sức đáng thương của bạo lực gia đình. Anh đã cho rằng hành động của anh chính là hành động của một anh hùng “tôi nện hắn ta bằng tay không nhưng cú nào ra cú ấy, không phải bằng bàn tay của một anh thợ chụp ảnh mà bằng bàn tay của một người lính đã từng mười năm cầm súng”..
Sau khi hiểu ra câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện đã giúp cho Phùng hiểu ra được nhiều điều. Lúc đầu anh phẫn nộ nhưng lại trở nên thông cảm, chua xót cho số phận của người đàn bà. Anh đã hiểu được đằng sau vẻ đẹp lãng mạn của chiếc thuyền đó là sự thật đầy tăm tối, gai góc của cả cuộc đời. Người đàn ông độc ác kia cũng chỉ là một trong những nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh, người đàn bà thô kệch, xấu xí đầy cam chịu đó lại là người hiểu sâu sắc lẽ đời. Từ đây anh đã hiểu ra được môi quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật không thể tách rời cuộc sống mà phải chính là cuộc sống, gắn bó mật thiết với cuộc sống.
Nổi bật lên trong con người Phùng là một tấm lòng lo âu, trắc ẩn về con người. Sau khi nhiệm vụ đã hoàn thành thì Phùng khoác chiếc máy ảnh đi lang thang tới tận khuya nhằm để suy ngẫm. Anh nhìn thấy một chiếc thuyền lưới vó đang đậu ở giữa phá trong cơn bão. Đó là suy nghĩ trăn trở của anh về cuộc sống nhân sinh, về người đàn bà lam lũ bước ra từ bức tranh hoàn toàn tĩnh vật.
Phùng còn là một người nghệ sĩ khát khao đi tìm kiếm cái đẹp nhưng anh không vì thế mà quay lại sự thật của cuộc đời. Điều đáng quý nhất ở phùng đó là tấm lòng giành cho con người trong cuộc sống.
Đọc truyện ngắn, ta thấy nổi bật lên ở Phùng đó là những nét đẹp của một nghệ sĩ đam mê cái đẹp, yêu tha thiết về sự công bằng. Qua câu chuyện của người đàn bà ở toàn án huyện, anh đã nhận ra được nhiều điều về hiện thực cuộc sống và từ đó có những phát hiện mới mẻ về mối quan hệ giữa nghệ thuật à cuộc đời .
A. Mở bài
- Giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu: nhà văn Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ông có khối lượng sáng tác đồ sộ với các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn và tiểu luận phê bình.
- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác năm 1987 là tác phẩm in đậm phong cách tự sự, triết lý của nhà văn Nguyễn Minh Châu . Với ngôn từ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của 1 nghệ sĩ nhiếp ảnh: Phùng và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
- Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, đoạn trích từ "Có lẽ suốt một đời cầm máy… ngoại cảnh vừa mang lại" đã thể hiện được vẻ đẹp của người nghệ sỹ Phùng cũng như vẻ đẹp của đạo đức toàn diện trong con người anh.
2. Thân bài
1. Phùng là người nghệ sỹ tài năng.
- Những hình ảnh của bức tranh cảnh biển lúc bình minh được kể lại qua lời của Phùng đã cho thấy sự tài hoa và tình yêu đối với nghệ thuật của anh.
- Những hình ảnh qua lời miêu tả của Phùng: "như bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ", mũi thuyền in một nét mờ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút hồng do ánh mặt trời, từng đường nét và ánh sáng của bức tranh đều hài hòa làm cho Phùng cảm thấy bối rối.
- Chắc chắn Phùng là người yêu vẻ đẹp và yêu nghệ thuật thì mới có những cảm nhận tài hoa đến như vậy. Sự tài năng của anh đến từ việc anh bền bỉ tìm cảnh để chụp và khi tìm được rồi thì anh đã cảm nhận được vẻ đẹp đơn giản và toàn bích của con thuyền đang vào bờ lúc sáng bình minh.
- Cảm xúc của nhân vật: bối rối và cảm nhận có cái gì bóp thắt vào tim. Chính nhờ những rung động tinh tế trước cái đẹp mới làm anh trở nên như vậy.
- Vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh làm nảy nở cảm giác hạnh phúc ngập tràn trong tâm hồn anh, làm cho tâm hồn anh trở nên trong ngần và lâng lâng đến khó tả và anh cảm giác như mình đã phám phá ra được sự trọn vẹn của cái đẹp trong cuộc sống hay còn gọi là "chân lý của sự toàn thiện".
- Phùng là nhiếp ảnh gia tài năng, nhạy cảm với cái đẹp
2. Phùng là người hướng tới sự trọn vẹn của cái đẹp.
- Đoạn trích cho dù ngắn ngủn và chủ yếu nói về sự tài hoa nghệ thuật của Phùng nhưng dường như nó cũng là những dự cảm về quan điểm nghệ thuật trọn vẹn của nhân vật Phùng.
- Chân lý của sự toàn thiện được khơi gợi trong anh khi anh chụp được bức ảnh ấy, nhưng liệu nó có được giữ mãi ở phần phía sau câu chuyện hay không?
C. Kết bài