Cảm nhận của anh(chị) về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn (Vợ Nhặt).

1 câu trả lời

DÀN Ý

A, MB

- giới thiệu nhà văn Kim Lân: Kim Lân cũng là một trong số những cái tên nổi tiếng của nền văn học hiện thực Việt Nam khi viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám, với ngòi bút sâu sắc và cái nhìn thấu hiểu. Các tác phẩm của Kim Lân không chủ tập trung vào việc phản ánh hiện thực xã hội đương thời hay những nỗi đau thân phận, mà tác giả dựa vào đó để làm nổi bật những giá trị nhân văn, vẻ đẹp tâm hồn nhân vật, bộc lộ sức mạnh, ý nghĩa của những phẩm chất cao đẹp

- giới thiệu nhân vật:  tác giả đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc qua hình ảnh của việc xây dựng hình tượng người phụ nữ là bà cụ Tứ 

B, TB

1, Bà là người phụ nữ có tình yêu thương con.

- Bà cụ Tứ sống với đứa con trai độc nhất. Bà thương con mình không lấy được vợ. Vào ngày Tràng dẫn vợ về, bà không giấu được giọt nước mắt của mình. Cuộc sống sau khi con trai lấy vợ luôn có sự xuất hiện của người mẹ. Bà cùng con dâu làm việc nhà, cùng 2 con ăn những bữa cơm trong 1 nhà. Đồng thời bà cũng nói với con bằng những lời hiền từ, nhân hậu xuất phát từ trong chính trái tim của một người mẹ. 

2, Bà cụ Tứ là người phụ nữ có đức hy sinh

- Đức hy sinh cao đẹp của bà cụ Tứ được thể hiện ở việc bà cùng các con chăm lo cho gia đình mới. Bà là một người mẹ có tấm lòng cao cả, bao dung với các con.

- Đặc biệt, hình ảnh "nồi cháo cám" do bà cụ Tứ nấu đã thể hiện được tình yêu thương đối với con trai và con dâu mới của mình. Nồi cháo cám dù nghẹn bứ ở cổ nhưng nó là thứ tốt nhất trong nhà mà có thể ăn được lúc này. Thay vì đối xử bất công như những người mẹ chồng khác, bà cụ Tứ tỏ ra rất yêu thương và hòa thuận với con dâu của mình. Bà mừng vì con trai mình đã có vợ và bà cũng mừng vì nhà bà có thêm một thành viên mới. Đó chính là tấm lòng của những người làm cha, làm mẹ.

3, Bà cụ Tứ là những người phụ nữ suy tính cho chuyện tương lai.

- Bà cụ Tứ từng nói với các con những lời an ủi "Ai giàu trăm họ. Ai khó ba đời" để an ủi các con cố gắng làm ăn chăm chỉ. Điều này cho thấy thái độ lạc quan của bà với tương lai

C, KB

BÀI LÀM

Kim Lân cũng là một trong số những cái tên nổi tiếng của nền văn học hiện thực Việt Nam khi viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám, với ngòi bút sâu sắc và cái nhìn thấu hiểu. Các tác phẩm của Kim Lân không chủ tập trung vào việc phản ánh hiện thực xã hội đương thời hay những nỗi đau thân phận, mà tác giả dựa vào đó để làm nổi bật những giá trị nhân văn, vẻ đẹp tâm hồn nhân vật, bộc lộ sức mạnh, ý nghĩa của những phẩm chất cao đẹp. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, tác giả đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc qua hình ảnh của việc xây dựng hình tượng người phụ nữ là bà cụ Tứ 

Đầu tiên, bà cụ Tứ là người phụ nữ có tình yêu thương con. Bà cụ Tứ sống với đứa con trai độc nhất. Bà thương con mình không lấy được vợ. Vào ngày Tràng dẫn vợ về, bà không giấu được giọt nước mắt của mình. Cuộc sống sau khi con trai lấy vợ luôn có sự xuất hiện của người mẹ. Bà cùng con dâu làm việc nhà, cùng 2 con ăn những bữa cơm trong 1 nhà. Đồng thời bà cũng nói với con bằng những lời hiền từ, nhân hậu xuất phát từ trong chính trái tim của một người mẹ. Thứ hai, bà cụ Tứ là người phụ nữ có đức hy sinh. Đức hy sinh cao đẹp của bà cụ Tứ được thể hiện ở việc bà cùng các con chăm lo cho gia đình mới. Bà là một người mẹ có tấm lòng cao cả, bao dung với các con. Đặc biệt, hình ảnh "nồi cháo cám" do bà cụ Tứ nấu đã thể hiện được tình yêu thương đối với con trai và con dâu mới của mình. Nồi cháo cám dù nghẹn bứ ở cổ nhưng nó là thứ tốt nhất trong nhà mà có thể ăn được lúc này. Thay vì đối xử bất công như những người mẹ chồng khác, bà cụ Tứ tỏ ra rất yêu thương và hòa thuận với con dâu của mình. Bà mừng vì con trai mình đã có vợ và bà cũng mừng vì nhà bà có thêm một thành viên mới. Đó chính là tấm lòng của những người làm cha, làm mẹ.Cuối cùng, bà cụ Tứ là những người phụ nữ suy tính cho chuyện tương lai. Bà cụ Tứ từng nói với các con những lời an ủi "Ai giàu trăm họ. Ai khó ba đời" để an ủi các con cố gắng làm ăn chăm chỉ. Điều này cho thấy thái độ lạc quan của bà với tương lai.

Tóm lại, bà cụ Tứ là người phụ nữ có những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ và mang những giá trị, tư tưởng nhân văn cao đẹp của tác giả Kim Lân. Ở các tác phẩm của Kim Lân, người đọc luôn tìm thấy những nhân vật bình dị, nhỏ bé mà có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý mà bà cụ Tứ là điển hình trong truyện ngắn "Vợ nhặt".

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
7 giờ trước