Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ sau: “Những đường Việt Bắc của ta ……………… Vui lên Việt Bắc đèo De núi Hồng” (Trích “Việt Bắc”, Tố Hữu) Từ đó, nhận xét về cảm hứng sáng tác của tác giả.

1 câu trả lời

Mình gợi ý một số luận điểm cần có:

1. Khí thế hào hùng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân

+ 2 câu đầu: Khung cảnh sôi động của Việt Bắc trong những đêm chiến dịch:

  • “Những đường Việt Bắc”: không gian vô cùng rộng lớn.
  • Điệp từ “đêm đêm” thời gian liên tiếp thể hiện sự sôi động khi tất cả không ngủ
  • So sánh “như là đất nung” kếp hợp từ láy “rầm rập” thể hiện khí thế hào hùng làm rung đất chuyển trời.

+ 6 câu tiếp: Sự đoàn kết chiến đấu của quân dân

* Đoàn quân:

  • Từ láy: “ điệp điệp trùng trùng”: những đoàn quân tiếp nhau bước đi như những đợt sóng trào kéo dài vô tận. Qua đoàn quân thấy rõ hơn khí thế chống giặc.
  • Hình ảnh “ánh sao đầu súng” là một hình ảnh giàu chất thơ. Ánh sao dường như theo chân cùng đoàn quân ra trận.
  • Ần dụ: ánh sao ẩn dụ cho lý tưởng cách mạng.

* Đoàn dân công:

  • Những bó  đuốc đỏ rực soi đường, làm sáng bừng lên hình ảnh những đoàn quân dân công tiếp lương, tải đạn với đủ cả: già, trẻ, gái, trai… Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau nhưng cùng chung ý chí tiếp vận cho tiền tuyến.
  • Nghệ thuật cường điệu hóa “bước…bay”: diễn tả lực lượng đông đảo đồng thời thể hiện sức mạnh hùng hậu của dân quân qua đó thấy được tình cảm, tinh thần quân dân.
  • Hình ảnh thơ thật đẹp “ muôn tàn lửa bay”, “đỏ đuốc” hình ảnh đẹp, ấm áp.
  • Từ láy” điệp điệp” “trùng trùng” kết hợp với “nát đá” ” thể hiện sưcs mạnh ý chí và con người của đoàn dân quân.

* Đoàn ô tô quân sự:

  • Hình ảnh “ đèn pha bật sáng” thể hiện sự hăm hở ra chiến trường.
  • Ẩn dụ: “nghìn đêm” chỉ quá khứ nô lệ; “sương dày” chỉ những khó khăn vất vả, thiếu thốn trong hiện tại.
  • So sánh: “như ngày mai lên” thể hiện niềm tin tưởng, lạc quan _hình ảnh thơ mang ý nghĩa vào tương lai tươi sáng của đất nước.
  • Nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, gấp gáp tạo âm hưởng hào hùng, sôi nổi nào nức. 
  • Đoạn thơ tràn ngập ánh sáng: ánh sao, ánh đuốc, ánh đèn pha…, ánh sáng của niềm tin tưởng tạo thành niềm tin chiến thắng. Cả VB dường như chuong một nhịp đập.

2. Niềm vui khi tin chiến thắng từ mọi miền đất nước liên tiếp đổ về

  • Điệp từ ”vui” thể hiện sự náo nức, vui sướng, tự hào khi tin vui chiến thắng dồn dập đổ về từ khắp mọi miền đất nước.
  • Liệt kê nhàng loạt địa danh kết hợp từ “trăm miền” mở ra không gian rộng lớn của chiến thắng từ miền núi đến đồng bằng, từ bắc tới nam.
  • Nhịp điệu thơ dồn dập, tươi vui cho thấy tốc độ thần kỳ, nhanh chóng của những chiến thắng.
  • Những từ: “vui về”, “vui lên”, ‘vui từ” đã thể hiện sự lan tỏa, ngập tràn của niềm vui. Ở đâu trên khắp mọi miền đất nước đều được kết nối bởi niềm vui.
  • Giọng thơ say mê, náo nức tràn ngập niềm hạnh phúc
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

4 lượt xem
1 đáp án
1 giờ trước