Cảm nhận của anh chị về khát vọng sống của nhân vật trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo mà nhà văn thể hiện qua nhân vật này
1 câu trả lời
Kim Lân thuộc tốp những nhà văn viết ít, trong khi một số tác giả như Tô Hoài có đến hàng trăm tác phẩm, thì số tác phẩm của Kim Lân có thể đếm được trên đầu ngón tay. Nhưng những gì mà ông để lại nhớ nhiều , nhớ mãi. Chỉ một “vợ nhặt”, một “làng” cũng đủ để đưa ông lên hàng những tác giả nổi tiếng.
“Vợ Nhặt” chỉ có 3 nhân vật, mà nhân vật nào cũng có ấn tượng. Có những nhân vật không tên nhưng lại có khả năng lưu danh muôn thuở. Nói vậy là để thấy tài sáng tạo cuả Kim Lân và sức sống tiềm tàng của tác phẩm.
Tràng là một thanh niên đứng tuổi, hình hài thô tháp, lại còn là kẻ nghèo nhất trong xóm ngụ cư. Nhà tràng chỉ là một căn lều dúm dơ, xiêu vẹo mà có thể gió thổi bay lúc nào không biết.
Mẹ Tràng đã già lại yếu “đôi mắt nhòe”, “đôi tai nghễnh đãng, dáng đi lỏng thỏng, cử chỉ lập cập, lóng ngóng”. Nói cách khác, bà trụ lại với đời như thể đang chờ đợi tử thần đến rước đi. Trong cái đói khủng khiếp năm Ất Dậu -1945, mẹ con Tràng lê lết cầm hơi, tồn tại từng ngày nhờ vào công việc kéo xe của Tràng. Tính tình của Tràng ngay cả trẻ con cũng bỡn cợt, trêu chọc chứng tỏ anh có lớn mà trí khôn không lớn. Trong mắt mọi người Tràng luôn luôn có thể bị khinh thường, giễu cợt.
Từ cái hoàn cảnh ấy, có thể khẳng định: Tràng sẽ không bao giờ mơ đến chuyện lấy vợ.
Nhưng điều đáng quý ở Tràng là ngay cả trước thực trạng ấy, một thực trạng bi thảm anh vẫn trếu táo, tự trào, còn biết bông đùa. Thế rồi trong một lần tình cờ đang gò lưng kéo xe thóc vào dốc tỉnh. Tràng tự hò một câu để an ủi mình cho đỡ mệt. Điều quan trọng là câu hò ấy có cụm “ cơm trắng mấy giò” và dĩ nhiên mấy tiếng ấy lập tức làm cho những người phụ nữ đã mấy ngày ngồi vêu ra ở chợ không thể không để ý, và đã có một ả sán lại gần,biến sự đùa của Tràng thành sự thật. Tràng không ngờ mình đói lại còn có kẻ đói hơn mình. Tràng cho người phụ nữ ấy ăn, tình thương người đã dẫn Tràng đến vơi nghĩa cử hào hiệp trong cơn đó khát. Tràng không chỉ cho người phụ nữ ấy ăn như là cách bố thí mà Tràng còn cho Thị ăn bằng của tình yêu thương, sự đồng cảm và bằng sự cưu mang, chia sẻ. Nhưng rồi một tình huống không ngờ rằng người phụ nữ ấy không những cần tràng một bựa ăn mà còn muốn tìm ở Tràng mọt điểm tựa suốt đời. Khi biết Tràng chưa có vợ, người phụ nữ đã dũng cảm tiến lên để được làm vợ Tràng. Vậy là với Tràng lúc này,không còn là chuyện bông lơn, bỡn cợt nữa mà là trở thành chuyện hệ trọng của cả cuộc đời người. Tràng ứng xử hoàn toàn khác, một cách nghiêm túc, đứng đắn và anh đã chủ động vào chợ sắm cho Thị mấy thứ và “ ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê”. Với Tràng đó có thể là những thứ dẫn cưới, một cổ cưới chăng? Từ giây phút này Tràng đã sống với Thị như những người đang yêu và được yêu, cũng cho thấy cũng từ tình thương mà chuyển đến tình yêu là chuyện quá bất ngờ và đột ngột. Nhưng Tràng không hề lung túng, bối rối trước tình huống đó. Rồi chính anh cũng chủ động dắt người con gái ấy về để tình mẹ một cách đàng hoàng, nghiêm túc.
Thú vị thay, con đường từ chợ về nhà vốn dĩ là con đường tử thần ngự trị, con đường của sự chết chóc, nay đã trở thành một con đường xôn xao, rạo rực của ái tình. Mà Tràng là một nửa làm nên sự xôn xao, rạo rực ấy.
Về đến nhà, tuy chưa tin được rằng là mình đã có vợ, nhưng Tràng đã biết làm tròn nhiệm vụ của một người chồng. Tràng đã biết cùng với vợ làm nên một tổ ấm trong cảnh cơ hàn. Tràng đã cảm nhận được cái đẹp của tình yêu, cái giá của ái ân, hạnh phúc “phởn phơ hư…” Chính Tràng trong cơn đói khát như một thân phận, bèo bọt đã dạt trôi đến với một thân phận bèo bọt khác, nhưng cả hai đã không làm cho nhau bèo bọt hơn nữa. Ngược lại đã biết nương tựa vào nhau để sống, để hướng tới tương lai.
Kim Lân đã có những trang viết rất hay để miêu tả tâm lý nhân vật. Tràng giống như một đứa con tinh thần của Kim Lân. Tình huống nhặt vợ đầy bất ngờ và đặc biệt nhưng đã thể hiện được tư tưởng sâu sắc của tác phẩm đó chính là dù người nghèo đói, cùng cực nhưng họ luôn nghĩ đến sự sống chứ không phải là cái chết, luôn có niềm tin vào tương lai tươi đẹp. Qua Tràng ta cũng đã cảm nhận được một tâm hồn trong sáng đẹp đẽ của người dân lao động nghèo, đó chính là tình người và hi vọng.