: Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau: Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ… Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khụy xuống, không bước nổi.Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra.Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: - A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất. (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài,)

1 câu trả lời

Tô Hoài (1920-2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại- làng Nghĩa Đô, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu giấy, Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công. Thời trẻ, ông đã  phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề, như làm gia sư, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... và nhiều khi thất nghiệp. Tô Hoài bước vào con đường văn học bằng một số bài thơ có tính chất lãng mạn và cuốn truyện vừa, viết theo dạng võ hiệp, nhưng rồi ông nhanh chóng chuyển sang văn xuôi hiện thực và được chú ý ngay từ những sáng tác đầu tay, trong đó có Dế Mèn phiêu lưu ký. 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc. Sau hơn 60 năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong văn học hiện đại VN. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về  phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bằng lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, dù bình dân nhưng vẫn đắc địa, tài hoa. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc, được tặng GIẢI Nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954- 1955.  Và sau hơn nửa thế kỷ tác phẩm vẫn có sức hút đối với nhiều thế hệ người đọc. Trong đó đoạn kết của của truyện ngắn để lại trong em ấn tượng sâu sắc về giá trị nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm.

Đoạn kết của truyện kể về việc Mị đã đưa ra quyết định cởi trói cho A Phủ và quyết định chạy trốn theo A Phủ. Sau tháng ngày dài dăng dặc về làm trâu, làm ngựa cho nhà Thống lý Pá Tra, chịu khổ sở đủ điều, Mị đã trở nên trơ lỳ về mặt cảm xúc, Mị mặc kệ chấp nhận đời mình sống trong cái khổ cái sở như vậy. Cuộc đời của Mị tưởng chừng như chắc chắn đã trở thành kẻ vô hồn, không còn sợ cái chết, buông bỏ khát khao, chấp nhận dòng chảy cuộc đời muốn như thế nào thì thế. Nhưng vào đêm ấy, nhờ những nguồn tác động từ bên ngoài, nhận thức của  Mị bên trong dường như bị tác động mạnh mẽ và thay đổi. Mị bắt đầu nhớ lại chính cuộc đời của mình, Mị thấy thương A Phủ vì Mị đồng cảm với hoàn cảnh từng bị trói tương tự như vậy. Dù Mị rất sợ bố con A Sử nhưng Mị vẫn đưa ra quyết định có thể gọi là tày đình và có thể chết bất cứ lúc nào đó là cởi trói cho A Phủ. Điều này xuất phát từ lòng thương người của Mị. Quyết định ấy cũng xuất phát từ việc Mị muốn A Phủ được sống, vì Mị cũng hiểu rằng mình cũng từng có khao khát sống đến như nào. Nay hai con người  đồng cảnh ngộ nên Mị muốn A Phủ được sống. Câu nói "Đi ngay" gấp gấp và sợ hãi ấy của Mị thể hiện được sự nguy cấp và nguy hiểm của tình huống. Hành động chạy thật nhanh của A Phủ dù đã sức cùng lực kiệt đã cho thấy khát vọng sống mạnh mẽ của nhân vật. Đó chính là khởi nguồn của sự thay đổi nhận thức và trỗi dậy khát khao được sống của Mị sau đó. Sau khi A Phủ chạy đi rồi, Mị chỉ mất một lúc đứng tần ngần chết lặng trong bóng tối. Và trong 1 khoảnh khắc ấy, khát khao sống trỗi dậy mạnh mẽ trong Mị. Mị cũng muốn được sống, được hạnh  phúc nên quyết định đánh liều đi theo A Phủ. Vì Mị biết rằng nếu như Mị ở lại đây thì cũng chết, và nếu chạy trốn bị bắt lại thì cũng chết. Vì thế, Mị quyết định đáng liều 1 phen để được sống một cuộc sống hạnh phúc. Nhờ cách kể chuyện chân thực và nghệ thuật miêu tả và cách sử dụng từ ngữ đắc địa, tài hoa mà nhà văn Tô Hoài đã xây dựng được một cái kết thúc vô cùng tài hoa cho câu chuyện của mình. giá trị nhân đạo của đoạn trích thể hiện ở khát khao được sống, được hạnh phúc của những con người khổ sở dưới ách thống trị của bọn chúa đất độc ác.

Tóm lại, đoạn trích đã diễn tả việc cắt dây trói và chạy trốn táo bạo của Mị. Từ đó, người đọc thấy được sự tài hoa trong lối kể chuyện của nhà văn và giá trị nhân đạo của tác phẩm. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

5 lượt xem
1 đáp án
3 giờ trước