Cach tinh thoi gian mon dia ly

2 câu trả lời

Bước1:Tính múi giờ

– A thuộc bán cầu đông Kinh độ A:15= x làm tròn theo quy tắc toán học

A thuộc bán cầu tây : (360- A):15 = y

Hoặc A:15 = x thì A thuộc múi 24-x

Bước 2:Tính khoảng cách chênh lệch hai múi giờ

Bước 3:Tính giờ Cần tính khu vực múi cao hơn thì (+)tính về phía Đông

Cần tính khu vực múi thấp hơn thì (-) về phía Tây

Bước 4:Tính ngày- Cùng bán cầu không đổi ngày

– khác bán cầu đổi ngày theo quy luật T-Đ lên một ngày

Bài số 1: Biết giờ ở kinh tuyến số 1000 Đ là 16 giờ ngày 19/9/2004. Tính giờ ở kinh tuyến mang số 1000 T,1150 T ,1760 Đ

Bài làm

Kinh tuyến 1000 Đ thuộc múi giờ: 100:15=6 dư 10. Nên thuộc múi giờ 7

Kinh tuyến 1000 T thuộc múi giờ:

-(360-100):15=17 dư 5. Nên thuộc múi giờ 17

-24-7=17

Kinh tuyến 1150 T thuộc múi giờ: (360-115):15=

Sau đó làm tương tự bài tập 1

Cách khác: Không chính xác với trường hợp 2 kinh tuyến : 1 ở đầu múi , 1 ở cuối múi

-Khoảng cách chênh lệch hai kinh tuyến là: 1000 Đ đến1000 T là 200

-Tức là chênh nhau: 200:15=13 múi

-1000 T sẽ có giờ là: 16-13=3 giờ

Bài số 2 (5điểm)

Hãy cho biết,đánh một bức điện đi từ Hà Nội (múi giờ số7 ) vào lúc mấy giờ, để tất cả các địa phương trên thế giới đều nhận được trong cùng một ngày? Các địa phương: Matxcova (múi giờ số 2), NiuĐêli (múi giờ số 5), Bắc Kinh (múi giờ số 8), Tôkiô (múi giờ số9), Niu Yôc (múi giờ số19), Paris (múi giờ số 0) là bao nhiêu.

Bài làm

– Gọi thời gian đánh điện từ Hà Nội là x giờ (0

– Để các địa điểm trên thế giới đều nhận được điện trong cùng một ngày thì x phải thoả mãn các điều kiện sau:

– Tại múi giờ 12:

+ Điểm nằm ở phía BCĐ có giờ là x + 5< 24h

+ Điểm nằm ở phía BCT có giờ là x + 5> 24h

Kết hợp các điều kiện trên ta thấy x phải thoả mãn: x =19 giờ

TÍNH KINH TUYẾN KHI BIẾT GIỜ

+ Phía đông kinh tuyến gốc: x = 15 m -7,5 thì m = (x + 7,5) :15

+ Phía tây kinh tuyến gốc; m= 24 – ((x -7,5) :15)

x:kinh tuyến, m là múi giờ

Bài số 3 : Một hành khách nước ngoài đi chuyến bay liền từ nước mình tới sân bay Tân Sơn Nhất – Việt Nam vào lúc 20 h ngày 24/12/2005 . Ông nhận thấy đồng hồ của mình kém với giờ Việt nam là 6 giờ cùng ngày . Hỏi ông ta đi từ quốc gia có thủ đô thuộc múi giờ bao nhiêu .

Bài làm

– Như vậy múi giờ nơi xuất phát chênh với múi giờ Việt Nam là 6 múi về phía T

– Vậy thủ đô nước đó ở múi giờ 7 – 6 = 1

– Sẽ thuộc kinh tuyến từ : 7,5 độ – 22,5 độ .

Bài số 4: Có một hành khách đi máy bay theo chiều vĩ tuyến

Người thứ 1:Bay từ A-B ông nói ” Được một đêm dài ra”

Người thứ 2: Bay từ C-D ông nói”Được một ngày dài ra”

a/Hỏi mỗi người trong số họ đã bay cùng chiều hay ngược chiều quay cuả Trái Đất.

b/Mỗi người trong số họ bay cùng chiều hay ngược chiều vận đông biểu kiến của Mặt Trời.

Bài làm

Người thứ 1 : khi xuất phát phải là đêm và bay ngược chiều quay của Trái Đất.

Người thứ 2 : khi xuất phát phải là ngày và bay cùng chiều vận đông biểu kiến của Mặt Trời .

Bài số 5 : Một hành khách bay từ Los Angeles từ múi giờ –8 vượt TBD về Hà Nội múi giờ +7 . Máy bay cất cánh vào lúc 19 giờ địa phương ngày 28/2/2003 . Chuyến bay hết 15 giờ . Hỏi người khách đố đến HN vào lúc mấy giờ – ngày nào

Bài làm

Los Angeles – HN cách nhau 8+7 =15 múi

Khi xuất phát thì gìơ ở HN : 19 + 15 =34 = 10 giờ ngày 1/3/2003

Chuyến bay hết 15 giờ mới đến Hà Nội lúc đó đến sân bay thì giờ ở Hà Nội là : 10 + 15 = 25 giờ – tức là 1 giờ ngày 2/3 /2003 .

Bay trong thời gian đó thấy trái đất vào ban đêm nên được 1 đêm dài ra

Và bay theo ngược chiều vận động biểu kiến của Mặt Trời.

ứng dụng tổ chức các chuyến bay cho hợp lý

Ông ta đã bay ngược chiều biểu kiến của Mặt Trời (T – Đ )

Bài số 6: Cuộc hành trình vòng quanh trái đất của Magienlăng vào 20/9/1619 xuất phát từ Tây Ban Nha & luôn đi về hướng tây. Sau gần 3 năm đoàn thám hiểm trở về nơi xuất phát vào ngày 7/9/1621.Nhưng nhật ký của đoàn lại ghi 6/9/1621 nghĩa là chậm một ngày so với lịch Tây Ban Nha. Hỏi tại sao lại có sự nhầm lẫn như vậy

Trả lời

+Ở đây không có sự nhầm lẫn nào cả-lịch Tây Ban Nha cũng đúng mà nhật ký của đoàn thám hiểm cũng đúng.

+Sở dĩ có sự chênh lệch là do đoàn thám hiểm của Magienlăng không nắm được quy luật đổi ngày khi đi vòng quanh trái đất

+Hiện nay theo quy ước người ta lấy kinh tuyến 1800 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế : tàu đi từ Đ sang T lùi một ngày và ngược lại

Ví dụ : Múi giờ gốc là 12 giờ 7/9

Múi đối diện có kinh tuyến 180 Đi theo phía T là 24 giờ 6/9

Đi theo phía Đ là 24 giờ 7/9

Như vậy chênh nhau 1 ngày nên phải chuyển ngày

- Công thức : Tm = To + m

Trong đó:

Tm: giờ múi

To: giờ GMT

m: số thứ tự của múi giờ

Quy tắc:

- Ở Đông bán cầu : m= (kinh tuyến Đông): 150

- Ở Tây bán cầu: 2 cách

+ Cách 1: m=(3600 - Kinh tuyến Tây): 150

+ Cách 2: m = 24 - (Kinh tuyến Tây): 150