Cách phân biệt quan hệ nguyên nhân và quan hệ giải thích trong câu ghép? Cho dấu hiệu và ví dụ để mình hiểu rõ hơn nhé. KHÔNG TRẢ LỜI ĐẠI, OK (Văn 8) Giúp mình với nhé :D

2 câu trả lời

Quan hệ nguyên nhân và quan hệ giải thích thoạt nhìn có vẻ giống nhau, nhưng nó hoàn toàn không giống nhau:

Quan hệ nguyên nhân: Dùng để chỉ ra một nguyên nhân nào đó cho kết quả ( quan  hệ nguyên nhân còn gọi là quan hệ nguyên nhân-kết quả )

Quan hệ nguyên nhân gồm các cặp quan hệ từ: Vì... Nên, Bởi vì... Nên, hoặc chỉ là một quan hệ từ Vì, Vì thế,...

Ví dụ: Vì trời mưa nên họ nghỉ bán. => Chỉ rõ nguyên nhân tại sao họ lại nghỉ bán

Quan hệ giải thích: Dùng để giải thích cho từ hoặc cụm từ trước hoặc sau nó, thông thường, quan hệ giải thích thường nêu giải thích sau cùng

Quan hệ giải thích gồm các cặp quan hệ từ: Vì... Nên  ( tùy vào ngữ cảnh ),... Hoặc chỉ là một quan hệ từ gồm với chủ ngữ của nó ( Chủ ngữ... Vì ),...

Ví dụ: Tôi cảm thấy lo lắng vì tôi chưa học bài => Giải thích tại sao tôi cảm thấy lo lắng

Mình biết có nhiêu đây thôi, học tốt nhé :)))

- Quan hệ nguyên nhân: chứa mệnh đề nguyên nhân, và mệnh đề đó dẫn đến một mệnh đề hệ quả nào đó.

Ví dụ: Vì chúng ta có ý thức sâu sắc đối với tiếng nói của dân ta, cho nên từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chúng ta đã làm những việc rất có ý nghĩa và đem lại những kết quả to lớn.

Cặp từ :"Vì...cho nên" là dấu hiệu của quan hệ nguyên nhân

- Quan hệ giải thích: chứa mệnh đề giải thích cho một mệnh đề khác trong câu.

Ví dụ: Cả không gian rơi vào trạng thái yên lặng như tờ; cô giáo bắt đầu trả bài kiểm tra.

--> Vì cô giáo trả bài nên cả lớp im lặng.

Chúc bạn học tốt^^

Câu hỏi trong lớp Xem thêm