Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến những chuyển biến như thế nào về kinh tế, xã hội của nước Anh? Việt Nam đã làm gì trước cuộc cách mạng 4.0 hiện nay của thế giới?
1 câu trả lời
Như các cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ, tác động xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng rất sâu rộng, không chỉ dẫn đến những vấn đề kinh tế và xã hội do người dân mất việc làm, mà còn khiến tính chất công việc ở cả nông thôn và thành thị ngày càng biến động.
Bên cạnh đó, dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, xu hướng mới về việc làm càng trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
Theo giới chuyên gia, cách mạng công nghiệp 4.0 đã thể hiện bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao năng suất nhờ biến đổi phương thức vận hành và mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời sinh ra một hình thức kinh tế mới, đó là “nền kinh tế chia sẻ” với sức ảnh hưởng rộng và mang tính cách mạng như một số nền tảng gọi xe trực tuyến hay các không gian làm việc, thông qua hình thức doanh nghiệp và doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học.
Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử - sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan đến tương tác giữa con người với máy móc.
Tại Đức, ước tính đến năm 2025, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo thêm khoảng 350.000 việc làm, tăng 5% so với lực lượng lao động 7 triệu người trong 23 ngành sản xuất hiện đang tham gia nghiên cứu.
Việc phổ biến robot và công nghệ máy tính sẽ làm giảm khoảng 610.000 công việc lắp ráp và sản xuất, nhưng sẽ có 960.000 công việc bổ sung. Các lĩnh vực công nghệ thông tin, phân tích, nghiên cứu và phát triển đòi hỏi thêm 210.000 nhân sự có tay nghề cao... tất cả đều là những nguồn cung cấp cơ hội việc làm mới.
Không những vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tạo ra những ngành nghề mới lần đầu tiên xuất hiện như các nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải carbon, kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống thị giác công nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp, nhân viên tư vấn bán hàng trực tuyến, giảng viên online, cùng với một nghề khá đặc biệt là chuyên viên dinh dưỡng calo và đánh giá khả năng tự chăm sóc của người cao tuổi dựa trên một hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Ngoài ra có rất nhiều ngành nghề mới khác cũng đã được công nhận và có những đóng góp nhất định cho cộng đồng, xã hội.
Theo “Báo cáo về các loại hình mới của ngành dịch vụ và số người hành nghề mới vào năm 2020” của Viện Nghiên cứu Mission Institute (Mỹ), có 53,9% người chọn nghề mới vì thu nhập và 50,4% chọn nghề mới vì đam mê. Trong đó, nhận thức chung của nhiều người là muốn tận dụng cơ hội từ nghề nghiệp mới để phát triển nhanh về năng lực chuyên môn, nâng cao mức thu nhập và khả năng gặp gỡ đối tác cùng chí hướng.
Tác động bởi dịch bệnh Covid-19
Đại dịch Covid-19 kéo dài trong hơn một năm qua đã gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nó khiến nhiều doanh nghiệp trong nước phải thay đổi cách vận hành để thích ứng cũng như tồn tại với thời cuộc.
Bằng chứng là nhiều thương hiệu bán lẻ đã nhanh chóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào các kênh bán hàng trực tuyến và tìm hiểu các chiến lược mới nhằm tiếp cận và thu hút thêm nhiều khách hàng.
Cụ thể, các siêu thị như BigC, Vinmart… cung cấp thêm dịch vụ mua sắm trực tuyến qua ứng dụng điện thoại. Các công ty công nghệ cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ mua hàng online như "Be đi chợ", Grab Mart…
Ngay đến các ông lớn như Tiki, Shopee, Lazada cũng xuất hiện thường xuyên hơn trên các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn nhằm tiếp cận nhiều hơn đến người tiêu dùng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngay cả trong thời điểm COVID làm tê liệt gần như toàn bộ nền kinh tế cả nước, kinh doanh online Việt vẫn đạt được con số tăng trưởng đáng ngưỡng mộ lên đến 30% mỗi năm, giai đoạn từ 2016-2020.
Thị trường này cũng đón chào thêm 40% khách hàng mới lần đầu mua sắm trực tuyến và doanh thu sẽ vượt 15 tỉ USD trong năm nay, theo thống kê của VECOM.
Sự phát triển Internet và các biến động trong đầu năm 2020. Khi dịch bệnh Covid-19 bất ngờ “đổ bộ” đã làm xáo trộn đời sống. Điều này đã khiến hành vi tiêu dùng của chúng ta thay đổi khi khách hàng chuyển từ hình thức mua sắm trực tiếp ngoài shop sang mua sắm trực tuyến.