Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại? Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào? Vì sao nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt?

2 câu trả lời

1, Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp: bụi, nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, các vi sinh vật vi khuẩn, các chất độc,... 

các biện pháp: + trồng nhiều cây xanh

                        + đeo khẩu trang khi ra đường và khi ở nơi có nhiều vi khuẩn, viuss

                        + không vứt rác thải, đốt rác thải bừi bãi

                        + không hút thuốc lá.

2,Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.

Tác dụng: Làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt tạo viên vừa để nuốt.

Biến đổi hóa học: Hoạt động của Enzim trong nước bọt.

Tác dụng: Biến đổi 1 phần tinh bột (Chín) trong thức ăn thành đường Mantôzơ.

Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

 

- Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chính khiến các bệnh về đường hô hấp tăng cao. Thường xuyên tiếp xúc với những chất kích thích như sơn dầu, lông vũ, cà ri hoặc những chất hóa học độc hại như clo, brom, amoniac dễ làm suy giảm chắc năng hô hấp của bạn.

 -Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:

+ Bụi, các khí độc hại như NOx, SOx, CO, nicôtin, ...

+ Các vi sinh vật gây bệnh.

- Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên:

Biện pháp

- Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở.

- Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại

- Không hút thuốc lá.

- Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

- Thường xuyên dọn vệ sinh.

- Không khạc nhổ bừa bãi.

- Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố  và khi dọn vệ sinh.

- Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nc bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mêm, nhuyễn, thấm đẫm nc bọt và dễ nuốt.

- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
7 lượt xem
2 đáp án
18 giờ trước