2 câu trả lời
*Chế độ nước sông chịu ảnh hưởng của các nhân tố:
- Thứ nhất là địa thế: Nơi địa hình dốc nước chảy mạnh lũ lên nhanh. Nơi địa hình bằng phẳng nước chảy chậm, lũ lên chậm nhưng kéo dài.
- Thứ hai là thực vật: Thực vật giúp điều hòa dòng chảy, làm giảm lũ lụt
- Cuối cùng là hồ, đầm: Điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông lên chảy vào hồ đầm. Khi nước sông xuống, nước hồ đầm chảy ra sông cho đỡ cạn.
Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
- Miền khí hậu nóng, ôn đới hoặc nơi có địa hình thấp, thủy chế sông phụ thuộc và chế độ mưa. Mùa mưa trùng mùa lũ, mùa khô trùng mùa cạn
- Miền ôn đới lạnh hoặc sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế phụ thuộc vào băng tuyết tan. Lũ thường vào thời kì mùa xuân
- Các vùng đất đá dễ thấm nước, nước ngầm giúp điều hòa chế độ nước sông. Thời kì mùa cạn, nước ngầm chảy ra làm giảm mức độ khô cạn.
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm
a. Địa thế
- Hướng nghiêng địa hình quy định hướng chảy của sông.
- Vùng núi cao địa hình dốc, lòng sông hẹp, nước sông chảy xiết, lũ lên nhanh rút nhanh.
- Vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng, lòng sông rộng, nước sông chảy chậm, lũ lên chậm rút chậm.
b. Thực vật
- Giúp điều hòa dòng chảy, giảm lũ.
- Nơi có lớp phủ thực vật: mực nước ngầm cao, lũ lên chậm, lượng phù sa ít.
- Nơi ít thực vật: mực nước ngầm thấp, dòng chảy tràn lớn, lũ lên nhanh, sông nhiều phù sa.
c. Hồ đầm
Điều hòa chế độ nước sông: tích nước vào mùa lũ, cấp nước vào mùa kiệt; làm giảm sự chênh lệch nước giữa mùa lũ và mùa kiệt.