Các bạn trả lời các câu hỏi sau đây: Thời gian 5 phút. Câu 1. Nêu các chức năng và cấu trúc các hàm IF. Câu 2. Ví dụ về hàm IF.
2 câu trả lời
Hàm IF là một trong những hàm logic cho phép đánh giá một điều kiện nhất định và trả về giá trị mà bạn chỉ định nếu điều kiện là TRUE và trả về một giá trị khác nếu điều kiện là FALSE
Cú pháp cho hàm IF như sau:
IF (logical_test, [value_if_true], [value_if_false])
logical_test: Là một giá trị hay biểu thức logic có giá trị TRUE (đúng) hoặc FALSE (sai). Bắt buộc phải có. , bạn có thể chỉ rõ đó là ký tự, ngày tháng, con số hay bất cứ biểu thức so sánh nào.
VD:B1<12/1/2014, B1=10 hoặc B1>10.
=IF(B1>10, “Good”)
Hàm IF cho phép bạn tạo so sánh lô-gic giữa một giá trị và một giá trị dự kiến bằng cách kiểm tra điều kiện, rồi trả về kết quả nếu True hay False.
-
=IF(Điều gì đó là True, thì làm gì, nếu không thì làm gì khác)
Vì vậy, một câu lệnh IF có thể có hai kết quả. Kết quả đầu tiên là nếu so sánh của bạn là True, kết quả thứ hai là nếu so sánh của bạn là False.
Câu lệnh IF cực kỳ mạnh mẽ, đồng thời tạo cơ sở cho nhiều mô hình bảng tính nhưng chúng cũng là nguyên nhân cốt lõi của nhiều sự cố bảng tính. Tốt nhất, bạn nên áp dụng câu lệnh IF cho các điều kiện tối thiểu, chẳng hạn như Nam/Nữ, Có/Không/Có thể nhưng đôi khi, có thể bạn sẽ cần đánh giá các kịch bản phức tạp hơn yêu cầu lồng* 3 hàm IF với nhau.
* "Lồng" ám chỉ việc thực hiện kết hợp nhiều hàm với nhau trong một công thức.
Ví dụ cụ thể này tương đối an toàn vì không có khả năng mà sự tương quan giữa điểm kiểm tra và điểm theo chữ cái sẽ thay đổi nên sẽ không yêu cầu duy trì nhiều. Nhưng còn một vấn đề nữa – điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cần phân đoạn các điểm giữa A+, A và A- (cùng các điểm khác)? Bây giờ, bạn cần viết lại câu lệnh IF bốn điều kiện của mình thành câu lệnh có 12 điều kiện! Lúc này, công thức của bạn sẽ có dạng như sau:
-
=IF(B2>97,"A+",IF(B2>93,"A",IF(B2>89,"A-",IF(B2>87,"B+",IF(B2>83,"B",IF(B2>79,"B-", IF(B2>77,"C+",IF(B2>73,"C",IF(B2>69,"C-",IF(B2>57,"D+",IF(B2>53,"D",IF(B2>49,"D-","F"))))))))))))