các bạn giúp mình phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc với a
2 câu trả lời
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng. Tuy nhiên, trong những bài thơ ấy, lời thơ của ông vẫn đậm
chất trữ tình, giàu chất thơ, mượt mà và tươi sáng. Bức tranh tứ bình trong bài thơ ‘ Việt Bắc’ chính là minh chứng tiêu biểu cho phong cách thơ của ông. Kết tinh của tác phẩm được lắng đọng trong mười câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về dưới xuôi với cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc hòa quyện thành bức tranh tứ bình.
‘Việt Bắc’là tác phẩm đặc sắc của Tố Hữu. Vào tháng 7/1954 hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết
lập lại hòa bình ở Đông Dương, miền Bắc được giải phóng. Vào tháng 10/1954, khi Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác Hồ và cán bộ kháng chiến từ giã "Thủ đô gió ngàn" về với "Thủ đô Hoa vàng nắng Ba Đình". Nhân sự kiện ấy Tố Hữu sáng tác bài Việt Bắc. Việt Bắc là tên gọi của khu căn cứ địa cách mạng được thành lập từ khởi nghĩa Bắc Sơn (1940). Nơi núi rừng hiểm trở có tác dụng ‘rừng cho bộ đội, rừng vây quân thù’. rất gian khổ nhưng vui tươi hào hùng. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong bài ca Việt Bắc có lẽ là đoạn thơ về bức tranh tứ bình với bốn mùa xuân - hạ - thu – đông.
Có thể nói rằng điểm sáng của cả bài thơ toát lên từ bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của núi rừng Việt Bắc với thể thơ lục bát qua giọng thơ dìu dặt, trầm bổng của Tố Hữu. Hóa thân là người kháng
chiến về xuôi, Tố Hữu đã gửi trọn nỗi nhớ về thiên nhiên và con người VB qua đoạn thơ. Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ giới thiệu nội dung bao quát cảm xúc chung của đoạn thơ:
‘ Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người’
Câu thơ đầu tiên sử dụng câu hỏi tu từ "mình có nhớ ta", câu thơ thứ hai là tự trả lời, điệp từ "ta" lặp lại bốn lần cùng với âm "a" là âm mở khiến câu thơ mang âm hưởng ngân xa, tha thiết nồng nàn. Cặp đại từ xưng hô “mình- ta” vốn quen thuộc trong ca dao nhằm nói tới tâm trình của lứa đôi thời xưa. Nhưng nay, vẫn cách xưng hô ấy, tác giả đã mượn cặp đại từ đó để chỉ mối quan hệ thân thiết, gắn bó của người kháng chiến với người dân VB. Hai lần “ta về” láy lại ở đầu câu- cùng 1 thời điểm chia tay nhưng câu trên là hỏi người, câu duwois là giãi bày lòng mình. Thật khéo léo và tinh tế khi Tố Hữu truyền đạt tình cảm một cách kín đáo như thế này.
Ngôn ngữ gần gũi, cách diễn tả nhẹ nhàng cũng đã khiến người đọc thấy rất thấm. Điệp từ
“nhớ” là tâm trạng của người ra đi hướng về VB. “Nếu “hoa” tượng trưng cho thiên nhiên thì “người”
chính là cách nói khái quát để chỉ người dân VB. 15 năm gắn bó là 15 năm biết bao kỉ niệm. Thiên
nhiên và con nguwofi VB hòa quyện lại tạo nên nỗi nhớ chứa chan trong lòng nguwofi về xuôi. Tác giả đã dẫn dắt người đọc cùng tham quan cảnh tiên nơi Việt Bắc, Tố Hữu đã vẽ lên một bức tranh mùa đông ấm áp, tràn đầy tin yêu:
‘Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng’
Người đọc ngẩn ngơ trước mùa đông nơi vùng cao Tây Bắc với vẻ đẹp đặc trưng của nó. Phải nói rằng tuy là mùa đông nhưng qua thơ Tố Hữu, cảnh sắc không buồn, không trầm lắng, mà người lại rất sáng,rất ấm áp qua hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi”. Màu đỏ của hoa chuối chính là nét điểm xuyết, là ánh sáng làm bừng lên khung cảnh rừng núi mùa đông Việt Bắc. Đây được xem là nghệ thuật chấm phá rất đắc điệu của Tố Hữu giúp người đọc thấy ấm lòng khi nhớ về Việt Bắc. Ánh nắng hiếm hoi của mùa đông hắt vào con dao mang theo bên người của người dân nơi đây bất chợt giúp người đọc thấu được đời
sống sinh hoạt và lao động của họ. Màu đỏ của hoa chuối quyện với màu vàng của nắng như xua tan đi
cái lạnh của mùa đông trên núi cao. Phải chăng vì thế, con người không ngại lạnh giá, thể hiện khát
vọng vươn lên chinh phục thiên nhiên trong tư thế “dao gài thắt lưng”
Nối: ....... Bức tranh mùa xuân ở núi rừng Việt Bắc hiện lên thật trữ tinh, thơ mộng như tiên cảnh:
‘Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang’
Đọc hai câu thơ này, người đọc dường như mường tượng ra khung cảnh mùa xuân nơi núi rừng thật
hiền hòa, dịu êm, ấm áp. Màu trắng của mơ gợi lên một bức tranh nên thơ trên cái nền dịu nhẹ của màu
sắc. Hoa mơ được xem là loài hoa báo hiệu mùa xuân ở Tây bắc, cứ vào độ xuân thì, chúng ta sẽ bắt
gặp trên những con đường màu sắc ấy. Mùa xuân Tây Bắc, Tố Hữu nhớ đến hình ảnh “người đan nón”
với động tác “chuốt từng sợi giang” thật gần gũi. Động từ “chuốt” được dùng rất khéo và tinh tế khi
diễn tả về hành động chuốt giang mềm mại, tỉ mỉ của người đan nón. Phải thật sâu sắc và am hiểu thì Tố Hữu mới nhận ra được điều này. Chữ “chuốt” như thổi hồn vào bức tranh mùa xuân ở Việt Bắc, tạo nên sự hòa hợp thiên nhiên và con người. Đó là vẻ đẹp tinh tế, khéo léo, cần cù của người dân VB.
Hành động ấy cho thấy sự gắn bó niềm yêu mến, say mê trong chuôi ngày bình dị, đời thường của
người lao động. Vẻ tài hoa ấy như N Đ Thi: “Tay người như có phép tiên/ trên tre lá cũng dệt nghìn
bài thơ”
Nếu như sắc màu chủ đạo của cảnh đông là màu xanh điểm vào đó có sắc hoa tươi đỏ, cảnh
xuân là màu trắng hoa mơ thì mùa hè là màu vàng tươi đẹp của sắc vàng::
‘Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình’
Tiếng ve kêu vang giữa “rừng phách” đã làm nên cái động giữa muôn vàn cái tĩnh. Màu vàng của rừng phách là đặc trưng báo hiệu mùa hè về trên xử sở vùng cao. Tiếng ve như xé tan sự yên tĩnh của núi rừng, đánh thức sự bình yên nơi đây. Từ “đổ” dùng rất đắc điệu, là động từ mạnh, diễn tả sự chuyển biến quyết liệt, lôi cuốn của màu sắc. Nguyễn Thị Hà từng nhận xét: chữ đổ gợi sự biến chuyển mau lẹ của sắc màu, vừa diễn tả tài tình từng đợt mưa hoa phách khi có ngọn gió thoảng qua vừa thể hiện khoảng khắc hè sang. Tác giả đã dùng âm thanh để gọi dậy màu sắc, dùng không gian để khắc họa thời gian, câu thơ trở nên óng vàng câu chữ”. Bức tranh mùa hè chợt bừng sáng, đầy sức sống với màu
vàng rực của rừng phách. Ở mỗi bức trang thiên nhiên, người đọc đều thấy thấp thoáng bóng dáng con người. Có thể nói đây chính là sự tài tình của Tố Hữu khi gắn kết mối tâm giao giữa thiên nhiên và con người. Giữa rúi bao la, thấp thoáng bóng dáng của “cô gái hái măng” tuyệt đẹp đã khiến cho thiên nhiên có sức sống hơn.Và cuối cùng chính là bức tranh mùa thu nhẹ nhàng:
‘Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung’
Nhắc tới VB là nhắc tới nhiều sắc hoa nhưng mùa thu ấy, hoa trăng đi vào thơ ông thật đẹp. Trăng đẹp nhất là trăng vào mùa thu- ánh trăng sáng dịu, mát lành. Thiên nhiên dường như rất ưu ái cho mùa thu xứ bắc với sự tròn đầy, viên mãn của ánh trăng. Không phải là ánh trăng bình thường, mà trăng nơi đây là trăng của hòa bình, ánh trăng tri kỉ rọi chiếu những năm tháng chiến tranh gian khổ. Chính ánh trăng ấy đã mang đến vẻ đẹp riêng của mùa thu Việt bắc. Từ “rọi” thật hay! Dường như ánh trăng lan tỏa
tràn ngập khắp không gian. Tố Hữu nhìn trăng, nhớ người, nhớ tiếng hát gợi nhắc ân tình và thủy
chung. Phải chăng đó là tiếng háy của niềm vui, là lời nhắn ân tình sâu lắng. Trong đoạn thơ, chung,
riêng không còn ranh giới à lồng vào nhau trong đời sống hàng ngày, trong quá trình đấu tranh cách mạng. Kháng chiến và cách mạng đã xua tan cái hiu hắt của VB, làm tăng thêm cảnh thơ mộng cho núi rừng. Cảnh và người đan xen trong những hình ảnh giản dị, thân thương khiến cho câu thơ lục bát trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Cảnh nào cũng đẹp, mùa nào cũng rất riêng, mỗi mùa tạo nên bức tảnh nên thơ. Phải gắng bó, hiểu và yêu VB lắm, TH mới tạc được bức tranh 4 mùa tuyệt vời đến như vậy. Tình cảm nhớ thương tha thiết ấy là âm hưởng bao trùm cả đoạn thơ với nhạc điệu dị nhẹ, thiết tha của lục bát.
Bằng nghệ thuật điệp từ, kết cấu đối lập,... tác giả đã phác họa về cảnh sắc và con người nơi đây
với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông bằng những hình ảnh đặc trưng rất riêng Việt Bắc, những ân tình
mang phong vị Việt Bắc.
Thật vậy với bốn cặp thơ lục bát ngắn gọn, Tố Hữu đã miêu tả bốn mùa của thiên nhiên Việt Bắc tràn đầy sức sống. Tác giả thật tài tình, khéo léo, cũng như tình cảm sâu nặng đối với mảnh đất này mới có thể miêu tả bức tranh Việt Bắc. Bức tranh tứ bình này sẽ khiến cho người đọc thêm yêu, thêm hiểu hơn cảnh vật và con người nơi đây như câu thơ khép lại cả đoạn: Nhớ ai tiếng hát ân tình
thủy chung.
*Chú thích:
+ VB: Việt Bắc.
+ TH: Tố Hữu.
Tố Hữu được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào thơ Cách mạng Việt Nam với những tác phẩm lưu mãi với thời gian. Thơ ông viết về chính trị nhưng không khô khan, mà ngược lại, dễ đi sâu vào lòng người bởi tình cảm và giọng văn trữ tình truyền cảm. “Việt Bắc” được sáng tác trong hoàn cảnh chia ly tiễn biệt giữa quân và dân tại căn cứ địa Việt Bắc sau kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được xem như lời tâm tình chan chứa nỗi niềm của Tố Hữu đối với mảnh đất anh hùng này. Đặc biệt người đọc chắc hẳn sẽ không quên bức tranh tứ bình bằng thơ tuyệt đẹp trong “Việt Bắc”.
Xuyên suốt bài thơ “Việt Bắc” là dòng tâm tư, tình cảm chan chứa và sâu lắng của Tố Hữu dành cho quân và dân từng tham gia trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Người đọc sẽ bắt gặp những hình ảnh gần gũi, đời sống bình dị, cả những con người chân chất Việt bắc qua lời thơ Tố Hữu. Phải có một tình cảm da diết, phải là người “nặng” tình thì Tố Hữu mới thổi hồn vào từng câu đối đáp bằng thơ lục bát nhuần nhuyễn như vậy.
Có thể nói rằng điểm sáng của cả bài thơ toát lên từ bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của núi rừng Việt Bắc qua giọng thơ dìu dặt, trầm bổng của Tố Hữu. Người đọc sẽ được chìm đắm trong khung cảnh hữu tình, nên thơ của “xứ Tiên” này.
Khổ thơ được mào đầu bằng câu đối đáp nhẹ nhàng giữa “ta” – “mình”:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Thật khéo léo và tinh tế khi Tố Hữu truyền đạt tình cảm một cách kín đáo như thế này. Ngôn ngữ gần gũi, cách diễn tả nhẹ nhàng cũng đã khiến người đọc thấy rất thấm. Tố Hữu hỏi “người” nhưng thực ra là hỏi “mình” và câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Lời mào đầu sâu sắc này sẽ dẫn người đọc lần lượt khám phá nét đặc trưng của núi rừng Việt Bắc trải dọc theo 4 mùa.