C1 tìm hiểu nguyên nhân trận động đất tại Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004 C2 tìm hiểu nguyên nhân trận động đất tại Nhật Bản ngày 11/3/2011

1 câu trả lời

C1 :

Mặc dù khoảng cách thời gian giữa lúc khởi phát cơn địa chấn và thời điểm sóng thần tiếp cận đất liền lên đến vài tiếng đồng hồ, hầu hết nạn nhân đều hoàn toàn bất ngờ khi đột nhiên thấy mình bị chụp bắt bởi thảm hoạ; không hề có hệ thống cảnh báo sóng thần nào trên Ấn Độ Dương để phát hiện sóng thần, hoặc quan trọng không kém, để cảnh báo cư dân đang sống trên bờ. Không dễ dàng gì để dò tìm sóng thần trong khi chúng đang còn ở biển sâu, vì vậy cần có một mạng lưới các thiết bị cảm ứng để phát hiện chúng. Lắp đặt một cấu trúc hạ tầng các thiết bị truyền thông để có thể đưa ra những cảnh báo kịp thời là một vấn đề còn khó khăn hơn, nhất là ở những khu vực chưa phát triển của thế giới.

Sóng thần xảy ra còn thường xuyên hơn trong vùng biển Thái Bình Dương do ảnh hưởng của các cơn địa chấn thuộc "Vành đai lửa", nhưng khu vực này từ lâu đã được lắp đặt hệ thống cảnh báo sóng thần. Mặc dù mép phía tây của "Vành đai lửa" kéo dài đến Ấn Độ Dương, không hề có bất cứ hệ thống cảnh báo sóng thần nào hiện diện tại đây. Khu vực này tương đối ít có sóng thần, mặc dù động đất vẫn thường xảy ra tại Indonesia. Cơn sóng thần quan trọng lần cuối cùng được ghi nhận vào năm 1883 khi núi lửa Krakatoa thức giấc. Cũng nên biết rằng không phải hễ có động đất là có sóng thần; Ngày 28 tháng 3 năm 2005, một cơn địa chấn 8.7 độ richter đánh vào ngay khu vực này của Ấn Độ Dương nhưng không tạo ra một đợt sóng thần nào.
C2:

Trận động đất tạo ra sóng thần dọc bờ biển phía Thái Bình Dương của Nhật Bản và hơn 20 quốc gia khác như New Zealand, Australia, Nga, Guam, Philippines, Indonesia, Papua New Guinea, Nauru, Hawaii, quần đảo Bắc Mariana (Mỹ), Đài Loan; Bắc, Trung và Nam Mỹ như Hoa Kỳ, México, Nicaragua, Costa Rica  Peru.
chúc bn hc tốt !!!!!!!!!!!!!