Bộ máy nhà nước chia làm mấy cơ quan ? Kể tên ? Mỗi cơ quan có chức năng nhiệm vụ như thế nào ?

2 câu trả lời

Thông thường trong bộ máy nhà nước nói chung bao gồm ba loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.

*nhiệm vụ :

Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được quy định tại Điều 70 Hiến pháp 2013.

Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại (Điều 86); nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 88 Hiến pháp 2013.

Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý mọi mặt đời sống xã hội trên cơ sở Hiến pháp và luật.

Các cơ quan xét xử

Các cơ quan xét xử gồm:

  • Tòa án nhân dân tối cao.
  • Tòa án nhân dân địa phương.
  • Tòa án quân sự.
  • Các tòa án do luật định.

Nhiệm vụ là xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình… để bảo vệ trật tự pháp luật. Nguyên tắc hoạt động của tòa án là độc lập xét xử, chỉ tuân theo pháp luật.

Các cơ quan kiểm sát

Các cơ quan kiểm sát gồm:

  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Viện kiểm sát nhân dân địa phương.
  • Viện kiểm sát quân sự.

Nhiệm vụ là kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hiện quyền công tố nhà nước trong phạm vi thẩm quyền do luật định, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Chính quyền địa phương

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Điều 113).

Gồm 4 cơ quan: - Các cơ quan quyền lực nhà nước, đại biểu của nhân dân bầu ra: Quốc hội và HĐND các cấp ( tỉnh, huyện, xã) Các cơ quan hành chính nhà nước: chính phủ và UBND các cấp. Các cơ quan xét xử: TAND tối cao, TAND địa phương ( tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã) và các tòa án quân sự. Các cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân địa phương ( tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã) và các viện kiểm sát quân sự. Chúc bn học tốt