Biết khí Hidro nhẹ hơn Khí Nitơ, khí nitơ nhẹ hơn khí Oxi, khi ta làm nóng một lượng bằng nhau của 3 khí này nên 50° C thì khi nào sẽ nở ra nhiều nhất? Vì sao

2 câu trả lời

Đáp án:

Ta có công thức:

\[m = D.V\]

mà khối lượng các khí không đổi, mà Hidro nhẹ hơn Nito nhẹ hơn Oxi nên khối lượng riêng của Hidro nhỏ hơn Nito nhỏ hơn Oxi.

Khi đun nóng lên vì khối lượng của khí không đổi nên thể tích của khí Hidro sẽ nở ra nhiều nhất.

 

Đáp án:

Cả ba khí đều nở ra như nhau.

Giải thích các bước giải:

Khí Hidro nhẹ hơn Khí Nitơ, khí nitơ nhẹ hơn khí Oxi nên khí Hidro có khối lượng riêng bé hơn khí Nitơ, khí Nitơ có khối lượng riêng bé hơn khí Oxi. Đề bài có nói làm nóng một lượng bằng nhau của ba khí này tức là sẽ lấy sao cho khối lượng của ba khí này là bằng nhau. Khối lượng như nhau mà khối lượng riêng lại khác nhau dẫn đến thể tích cũng khác nhau. Từ công thức tính thể tích: V=$\frac{m}{D}$ ta suy ra được khí Hidro có thể tích ban đầu lớn hơn khí Nitơ, khí Nitơ có thể tích ban đầu lớn hơn khí Oxi. Vì các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau nên khi đun nóng ba chất này lên $50^{o}$C, thì thể tích tăng thêm của chúng so với ban đầu là bằng nhau. Nếu nở ra ở đây được hiểu là thể tích được tăng thêm so với ban đầu của các chất khí thì chúng bằng nhau, không có chất nào nở ra nhiều nhất cả. Còn nếu nở ra ở đây được hiểu là thể tích của mỗi chất khí sau khi được làm nóng lên $50^{o}$C thì khí Hidro sẽ nở ra nhiều nhất vì có thể tích ban đầu lớn nhất.