Bielinski nhà văn nổi tiếng nga nhận xét rằng một nhân vật xây dựng thành công là một người lạ quen biết qua nhân vật lão hạc em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

2 câu trả lời

Mẫu văn chứng minh : Uống nước nhớ nguồn.

Mọi thành quả hôm nay chúng ta được thừa hưởng đều là do công sức, mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu ông cha ta đã vất vả đổ xuống. Bởi vậy, chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người đã làm ra chúng. Truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. Tác giả dân gian sử dụng hình ảnh hết sức cụ thể, dễ hiểu “uống nước”, “nguồn” để khuyên chúng ta khi uống một ly nước phải nhớ đến nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra. Nhưng một nó không chỉ có nghĩa đen mà trong hình ảnh đó còn ẩn chứa tính biểu tượng, đa nghĩa, đây mới chính là cái đích mà các tác giả dân gian hướng đến. “Uống nước tức là ta được hưởng thụ một thành quả nào đó của thế hệ đi trước để lại; Nguồn là những gì người đi trước, ông cha ta đã tạo ra thành quả đó. Như vậy, cả câu tục ngữ nhằm hướng đến một chân lí, một lời khuyên đối với thế hệ sau: khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó dù to lớn như đại dương, hay nhỏ bé như hạt cát thì chúng ta cũng phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.


Chúng ta đều biết rằng mọi thành quả hôm nay chúng ta được hưởng thụ không phải ngẫu nhiên mà có, không phải phép tiên biến ra mà đó là công sức của tất cả thế hệ đi trước để lại cho chúng ta. Để có một hạt cơm thơm ngon là biết bao giọt mồ hôi của bác nông dân rơi trên cánh đồng: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Để có độc lập tự do như ngày hôm nay là biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng hi sinh, đổ máu để giành độc lập cho dân tộc. Bởi vậy, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của họ và có những hành động thiết thực báo đáp công ơn đó. Đồng thời, đây cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được gìn giữ từ bao đời nay và thể hiện trong rất nhiều câu tục ngữ khác: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba”…

Truyền thống tốt đẹp này đã được các thế hệ lưu giữ và phát huy hàng ngàn đời nay. Trong nhà chúng ta chắc hẳn gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà đã gây dựng nên gia đình, nuôi dưỡng ta khôn lớn. Ngày mồng mười tháng ba hàng năm cả nước lại hướng về đền Hùng dâng lên hoa thơm, quả ngọt để tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng đã có công gây dựng đất nước. Không chỉ ghi nhớ công ơn với những người đã mất, chúng ta còn có những hành động thiết thực báo đáp công ơn của những vị anh hùng, những người đã giúp dân tộc, đất nước. Những ngôi nhà tình nghĩa khang trang, đẹp đẽ được dựng lên để báo đáp công ơn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, các phong trào đền ơn đáp nghĩa hàng năm với những gia đình, những người có công với Tổ quốc….

Bên cạnh những người luôn có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống này lại có những kẻ vô ơn, không biết ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước, của những người đã giúp đỡ mình. Những kẻ như vậy sẽ bị xã hội tẩy chay, ghét bỏ, sống cô lập. Là một học sinh chúng ta cần phải nêu cao truyền thống tốt đẹp này của dân tộc, biết ơn trước hết là với cha mẹ - người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn trưởng thành bằng cách học tập tốt, nghe lời cha mẹ.

Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, phản ánh con người Việt Nam là những người ân tình, thủy chung, luôn biết ghi nhớ công ơn và báo đáp với thế hệ đi trước. Truyền thống này cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay để không bị vòng xoáy cuộc sống xô bồ làm cho phai nhạt những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.

  Cho đến thời điểm hiện nay, khoảng trên nửa thế kỷ sau khi truyện ngắn "Chí Phèo" ra mắt công chúng độc giả, hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đều thống nhất khẳng định Nam Cao là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, một nhà văn tài năng, một người cầm bút có trách nhiệm và đầy tâm huyết với nghề nghiệp của mình. Một trong số những yếu tố dẫn đến tài năng đặc sắc của Nam Cao chính là khả năng hư cấu và điển hình hóa nhân vật theo cách riêng của ông. Cách ấy không có biểu hiện, hoặc biểu hiện rất mờ nhạt trong sáng tác của nhiều nhà văn nổi tiếng đương thời như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố…

            Theo tài liệu đáng tin cậy của các giáo sư Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức vốn là những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về Nam Cao(1) đặc biệt là theo những tài liệu điền dã mà Lê Hữu Tỉnh đã công bố trên báo "Giáo dục và Thời đại" số 9 năm 1997, thì hầu hết các nhân vật nổi tiếng do Nam Cao sáng tạo, như nhân vật Thứ (Sống mòn), các nhân vật Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến (Chí Phèo), Lão Hạc, anh con trai Lão Hạc (Lão Hạc), Dì Hảo (Dì Hảo).v.v… đều có một phần thực ngoài đời, thậm chí đều là người làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân. Chẳng hạn, trong truyện ngắn "Lão Hạc”, nhân vật chính cùng tên vốn được xây dựng từ  một ông già có tên Trùm San. Đây là một người theo đạo Thiên Chúa. Chức "trùm" của ông chỉ là do mua danh, theo kiểu "góc chiếu giữa đình" của Ngô Tất Tố, chứ thực ra Trùm San rất nghèo. Hoàn cảnh đời tư của Trùm San éo le, khắc nghiệt đúng như Nam Cao đã miêu tả hoàn cảnh của Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên. Chỉ riêng tình tiết tự vẫn bằng bả chó là không phải của Trùm San, mà là của Trùm Luông - một ông già ở gần nhà Trùm San, cũng nghèo "gia truyền", xơ xác như ông này. Ông Trùm San mới chỉ qua hơn 15 năm gần đây, thọ hơn trăm tuổi. Nhân vật anh con trai Lão Hạc vì cảnh ngộ trớ trêu, phải phẫn uất bỏ làng đi làm phu ở đồn điền cao su Nam bộ, ở ngoài đời còn có tên là Thụ, con trai độc nhất của ông Trùm San. Thời ấy, anh Thụ yêu một cô gái cùng xóm, con nhà khá giả. Do tình cảnh nghèo túng, không chạy nổi tiền thách cưới của nhà gái, anh Thụ đăng ký đi phu đồn điền cao su Nam Bộ, rồi mất tích, không có tin tức gì về gia đình. Cho đến cuối đời, ông Trùm San cũng không gặp lại được đứa con trai duy nhất của mình, giống như Lão Hạc đến cuối đời cũng không gặp được đứa con trai duy nhất mà lão hằng hy vọng, chờ mong. Trong truyện ngắn "Chí Phèo" nổi tiếng, nhân vật chính cùng tên được Nam Cao hư cấu từ một người làng Đại Hoàng, có tên là Chí, dân làng quen gọi là Chí Phèo. Người này vốn là kẻ du đãng, ngang ngược, liều lĩnh, thường rạch mặt ăn vạ, và cũng bị bọn cường hào lợi dụng, sai đi đâm chém, đòi nợ. Sau này, khi ngoài 40 tuổi, Chí Phèo chết vì ốm đau và cô độc. Theo các bậc già cả ở làng Đại Hoàng, thì làng này cũng có một người cùng quẫn, liều lĩnh như vậy. Chí Phèo không phải là trường hợp độc nhất. Ngoài nhân vật Chí Phèo, ở truyện ngắn nổi tiếng này còn có một số nhân vật khác như Thị Nở, nhân vật bà cô Thị Nở, nhân vật Bá Kiến… Các nhân vật nói trên cũng đều được hư cấu từ những người có thực ngoài đời. Cụ thể, nhân vật Thị Nở vốn được Nam Cao xây dựng từ một phụ nữ ngoài đời có tên là Nở. Chồng bà Nở tên là Đào. Vợ chồng bà Nở, ông Đào đều có diện mạo xấu xí, dị hình, dị dạng, tính tình nóng lạnh thất thường y như nhân vật Thị Nở trong truyện "Chí Phèo" vậy. Giữa gia đình Nam Cao với gia đình bà Nở, ông Đào có họ ngoại có gần gũi. Bà Nở qua đời năm 1942 trong tình trạng không con cái. Nhân vật bà cô Thị Nở ở ngoài đời là mẹ đẻ ông Đào, tức là mẹ chồng bà Nở. Người này rất khó tính, thích sống cô độc, lại hay xét nét con dâu. Đáng chú ý là nhân vật Bá Kiến. Khi hư cấu Bá Kiến, Nam Cao đã dựa sát vào một cường hào có thực ở làng Đại Hoàng, tên là Bá Bính. Theo tài liệu của Lê Hữu Tỉnh, trong cuộc trò chuyện với ông Trần Hữu Đạt, em ruột Nam Cao, ông này cho biết, Bá Bính ngoài đời cũng nham hiểm, tàn ác, thâm độc, chuyên "ném đá giấu tay", hệt như Bá Kiến trong tác phẩm của Nam Cao, chỉ khác là Bá Bính không bị Chí Phèo đâm chết, mà y mất tích sau kháng chiến chống Pháp. Có người đoán là Bá Bính bỏ chạy vào Nam theo Tây.

Ngoài hai truyện "Lão Hạc", "Chí Phèo", còn phải kể đến truyện ngắn "Dì Hảo" và truyện dài "Sống mòn" của Nam Cao. Nhân vật Dì Hảo trong truyện cùng tên với người ngoài đời tên là Thảo. Người phụ nữ này nghèo kiết xác, tuy không phải là họ hàng thân thích với Nam Cao, song thường đến dệt thuê cho bà ngoại nhà văn, nên được nhà văn quý trọng, coi như em mẹ, gọi là "Dì". Bà Thảo lúc sống cũng khổ cực vì chồng, giống như nhân vật Dì Hảo của Nam Cao. Sau năm 1945, bà Thảo qua đời, không con cái. Một nhân vật khác, rất đáng lưu tâm là nhân vật Thứ trong "Sống mòn". Đây chính là hình bóng của Nam Cao thời trẻ, mang tính chất tự truyện. Còn nhân vật Liên - vợ giáo Thứ, chẳng phải ai xa lạ mà chính là hình ảnh được "nghệ thuật hoá" của người vợ Nam Cao, tên là Trần Thị Sen. Tên nhân vật vợ Thứ cũng trùng với tên vợ Nam Cao, chỉ khác là một đằng gọi theo âm thuần Việt (Sen), còn một đằng gọi theo âm Hán Việt (Liên).