Bằng những tư liệu lịch sử có chọn lọc, hãy làm sáng tỏ tính "toàn dân" sâu sắc trong ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần thế kỷ 13. Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên
1 câu trả lời
Trong vòng 30 năm ở thế kỷ XIII, đế quốc Nguyên - Mông đã ba lần tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, nhưng chúng đều chuốc lấy thảm bại, bởi lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần đoàn kết và nghệ thuật quân sự tài tình của quân và dân Đại Việt, dưới sự lãnh đạo của vương triều Trần. Điều đặc biệt lý thú là, những trận thủy chiến nơi sông nước của quân và dân nhà Trần đều là những đòn then chốt, quyết định thắng lợi của mỗi cuộc kháng chiến. Chúng ta biết, sức mạnh vượt trội của quân Nguyên - Mông là kỵ binh, với ưu thế cơ động nhanh, tiến công mạnh. Khi giao chiến, kỵ binh Nguyên - Mông thường ồ ạt xông thẳng vào đội hình đối phương. Nếu không thắng ngay được từ đợt tiến công đầu thì sẽ có các thê đội kỵ binh kế tiếp. Ngoài ra, quân Nguyên - Mông còn thường dùng lối đánh vu hồi, hai bên sườn, tổ chức tiến công cùng lúc từ nhiều hướng, v.v. Chính nhờ vào đội quân kỵ binh thiện chiến ấy, đế quốc Nguyên - Mông đã tung hoành khắp lục địa Á - Âu, thiết lập ách thống trị từ Thái Bình Dương sang đến Địa Trung Hải. Tuy nhiên, khi xâm lược Đại Việt, điểm mạnh của chúng đã không thể được phát huy, bởi địa hình phức tạp, gồm nhiều sông ngòi, đầm hồ,... của nước ta. Hơn nữa, người dân Đại Việt lại rất thông thạo sông nước, giỏi bơi lội, thông luồng lạch, giỏi dùng thuyền bè. Trước khi trở thành vương triều Đại Việt, nhà Trần vốn là một tập đoàn đánh cá và làm muối ở vùng hạ lưu sông Hồng, ven biển hai tỉnh Thái Bình và Nam Định ngày nay. Vì thế, vua tôi nhà Trần càng hiểu sâu sắc hơn về đường thủy và quân thủy trong tổ chức quân đội và vai trò của nó trong chiến tranh.