bạn ơi , bạn có thể tổng hợp một cách chi tiết các công thức làm bài môn vật lí không ạ?? Mình đang không áp dụng được để làm bài tập vật lí vì nó rất khó hiểu..Bạn tư vấn giúp mình các công thức cần nhớ và các kiến thức tổng hợp của vật lí 9 nhé, mình cảm ơn
1 câu trả lời
Chương 1: Điện học
– Định luật Ôm: Công thức: I = U / R
Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A)
U: Hiệu điện thế (V)
R: Điện trở (Ω)
Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10ˆ-3 A
– Điện trở dây dẫn: Công thức: R = U / I
Đơn vị: Ω. 1MΩ = 10ˆ3 kΩ = 10ˆ6 Ω
+ Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:
Công thức: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn
+ Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bằng cách lấy tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:
1 / Rtd= 1 / R1 + 1 / R2 +…+ 1 / Rn
– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp:
+ Cường độ dòng điện như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2 =…= In
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2 +…+ Un
– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong trường hợp đoạn mạch mắc song song:
+ Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I1 + I2 +…+ In
+ Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 =…= Un
– Công thức tính điện trở của dây dẫn (điện trở thuần)
Công thức: R = ρl / s
Trong đó: l: chiều dài dây (m)
S: tiết diện của dây (m²)
ρ điện trở suất (Ωm)
R điện trở (Ω)
– Công suất điện: Công thức: P = U.I
Trong đó: P: công suất (W)
U: hiệu điện thế (V)
I: cường độ dòng điện (A)
Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức: P = I²R hoặc P = U² / R hoặc tính công suất bằng P = A / t
– Công dòng điện: Công thức: A = P.t = U.I.t
Trong đó: A: công doàng điện (J)
P: công suất điện (W)
t: thời gian (s)
U: hiệu điện thế (V)
I: cường độ dòng điện (A)
– Hiệu suất sử dụng điện:
Công thức: H = A1 / A × 100%
Trong đó: A1: năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.
A: điện năng tiêu thụ.
– Định luật Jun – Lenxơ: Công thức: Q = I².R.t
Trong đó: Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)
I: cường độ dòng điện (A)
R: điện trở ( Ω )
t: thời gian (s)
+ Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q=0,24I²Rt.
Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức : Q=UIt hoặc Q = I²Rt
+ Công thức tính nhiệt lượng: Q=m.c.Δt
Trong đó: m: khối lượng (kg)
c: nhiệt dung riêng (JkgK)
Δt: độ chênh lệch nhiệt độ (0C)
Chương 2: Điện từ
– Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn:
Công thức: Php = P²R / U²
Trong đó: P: công suất (W)
U: hiệu điện thế (V)
R: Điện trở (Ω)
Chương 3: Quang học
– Công thức của thấu kính hội tụ:
Tỷ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’
Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d+ 1/d’
Trong đó: d là khoảng cách từ vật đến thấu kính
d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
f là tiêu cự của thấu kính
h là chiều cao của vật
h’ là chiều cao của ảnh
– Công thức của thấu kính phân kỳ:
Tỷ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’
Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d – 1/d’
Trong đó: d là khoảng cách từ vật đến thấu kính
d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
f là tiêu cự của thấu kính
h là chiều cao của vật
h’ là chiều cao của ảnh
– Sự tạo ảnh trên phim: Công thức: h/h’= d/d’
Trong đó: d là khoảng cách từ vật đến vật kính
d’ là khoảng cách từ phim đến vật kính
h là chiều cao của vật
h’ là chiều cao của ảnh trên phim