bạn nào có thời gian thì làm hộ mk thống kê tên tác giả + đặc điểm về tác giả + nội dung tác phẩm + ptbđ... trong văn 8 tập 2 đc không? .....

2 câu trả lời

Nhớ rừng (Thế Lữ)

- Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ

- Quê quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội)

-Mình chỉ biết thế thôi, mong bạn thông cảm

:)

  • Nhớ rừng (Thế Lữ)

    - Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ

    - Quê quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội)

    - Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.
  • -PTBĐ: biểu cảm gián tiếp.
  • Ông Đồ (Vũ Đình Liên)

    -Vũ Đình Liên (1913 - 1996)

    - Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội

    - Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khới gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.
  • -PTBĐ: Miêu tả và biểu cảm.
  • Quê hương (Tế Hanh)

    - Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh

    - Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi.

    - Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
  • -PTBĐ: Tự sự và miêu tả.
  • Khi con tú hú (Tố Hữu)

    - Tố Hữu (1906 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành

    - Quê quán: Thừa Thiên Huế

    - Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.
  • Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)

    - Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung

    - Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    - Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ.
  • -PTBĐ: miêu tả, tự sự và biểu cảm.
  • Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)

    - Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung

    - Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    - Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
  • -PTBĐ: miêu tả, biểu cảm, tự sự.
  • Đi đường (Tẩu lộ - Hồ Chí Minh)

    - Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung

    - Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    - Bài thơ khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả: từ việc đi đường núi mà hiểu được đường đời: Vượt qua gian lao thử thách sẽ đi được tới thắng lợi vẻ vang.
  • -PTBĐ: biểu cảm, miêu tả, tự sự.
  • Chiếu dời đô (Lý Thái Tổ)

    - Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ

    - Quê quán: Là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

    - Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.
  • -PTBĐ: lập luận
  • Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
  • - Trần Quốc Tuấn (1231-1300) còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương
  • - Bài Hịch phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng.
  • -PTBĐ: nghị luận
  • Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)

    - Nguyễn Trãi ( 1380-1442), hiệu là Ức Trai

    - Quê quán: làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ)

    - Đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử…bất kì hành động xâm lước trái đạo lí nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại.
  • -PTBĐ: nghị luận
  • Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)

    - Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

    - Quê quán: làng Mật Thôn, xã Ao Nguyệt, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh

    - Bài tấu giúp ta hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước chứ không phải học để cầu danh lợi. Học tốt phải có phương pháp học đặc biệt học phải đi đôi với hành.
  • -PTBĐ: thuyết minh
  • Thuế máu (Hồ Chí Minh)

    - Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung

    - Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    - Đoạn trích tố cáo bộ mặt giả dối, thủ đoạn của chính quyền thực dân Pháp trong việc biến người dân thuộc địa thành vật hy sinh cho lợi ích của chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc.
  • -PTBĐ: nghị luận kết hợp tự sự và biểu cảm
  • Đi bộ ngao du (Ru-xô)

    - Ru-xô (1712-1778) tên khai sinh là Jean-Jacques Rousseau

    - Quê quán: Nhà văn người Pháp

  • - Văn bản là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
  • -PTBĐ: nghị luận
  • Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (Mô-li-e)

    - Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin

    - Quê quán: Nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp

    - Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.
  • -PTBĐ: nghị luận
  • -Cho mình 5 sao và câu trả lời hay nhất nhé! Mình bỏ cả giờ Tiếng Anh 2 tiếng để làm câu này rồi :(