ban nào biết xoay robik thì viết công thức cho mink nhé

2 câu trả lời

Bước 1: Tạo dấu cộng trắng.

Bước 2: Xoay cho một viên cạnh trùng với viên trung tâm hạng dọc.

Hai trường hợp:

Th1: Có hai bên trùng nhau, lật khối rubik trước mặt là phần giữa hai bên trùng nhau. CT: M2 D2 M2.

Th2: Có hai bên trùng, kề nhau. Lật khối rubik sang bên phải kế tiếp của một mặt trùng. CT: R' U' R U R'.

Bước 3: Lật mặt dấu cộng xuống, đổi các viên màu trắng xuống mặt dấu cộng. Có 3 TH:

TH1: mặt trắng nằm trên.CT: R U2 R' U'. Rồi sau đó có thêm CT: R U R'

Th2: mặt trắng nằm bên phải. CT: R U R'

Th3: mặt trắng nằm bên trái. CT : R U2 R' U' ×2 và sau đó có CT : R U R'

Bước 4: Hoàn thành tầng 2. Nhận diện các cạnh thuộc về tầng hai là có chứa màu vàng. Ta xoay cho viên cạnh không chứa màu vàng trùng màu với ô trung tâm. Ta có 3 th:

Th1: Viên ko chứa vàng có màu trùng ô trung tâm và mặt trên có màu của bên trái rubik. Ct : U' L' U L F' L F L'.

Th1 : Viên mặt trên trùng màu bên phải rubik. Ct : U R U' R' F R' F R.

TH3 : nếu tất cả các viên không chứa vàng nằm ở dưới tầng hai. Ta đổi viên lên, nếu viên ko chứa vàng nằm bên trái ta sử dụng công thức bên trái như trên và bên phải cũng vậy.

Bước 5: Hoành thành dấu cộng vàng.Có 3th

Th1: Nếu mặt vàng có hình chữ l ngược ta sử dụng Ct: F U R U' R' F'

Th2: Nếu có một hàng ngang ta sử dụng Ct : F R U R' U' F'

Th3: Có một dấu vàng trung tâm. 

Sử dụng công thức  hình chữ l ngược trên ×2 và ct hàng ngang trên.

B6: Hoàn thành mặt vàng có các ct :

*Hình ảnh *

B7: Ta xoay hai viên góc và cạnh trùng nhau BÊN PHẢI rồi sử dụng công thức : R U R' F' R U R' U' R' F R2 U' R'.

B8 : Ta xoay khối rubik qua phải sử dụng ct : R U R' F' R U R' U' R' F R2 U' R'.

B9: Và cuối cùng là lật qua giữa ct : R U' R U R U R U' R' U' R2 .

Trước khi bắt đầu thực hiện, ta cần quy ước một số điều như: Viên giữa: là viên chỉ có 1 màu, nằm chính giữa các mặt. Viên cạnh: là viên có 2 màu. Viên góc: là viên có 3 màu. Và mỗi mặt khối rubik cũng sẽ được ký hiệu bởi các chữ cái tương ứng như: Phải: R Trái: L Trên: U Dưới: D Trước: F Sau: B   R L U D F B : xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ. R’ L’ U’ D’ F’ B’: xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ. R2 L2 U2 D2 F2 B2: xoay các mặt tương ứng 180 độ. 1. Cách xoay rubik tầng 1 Đầu tiên , ta quy ước tầng 1 là mặt trắng, tầng 3 sẽ là mặt vàng và lúc này ta cần hoàn chỉnh mặt trắng ở trên. Để thực hiện được điều này, bạn cần thực hiện theo 2 bước sau: Bước 1: – Giải các viên cạnh để tạo thành hình chữ thập. Bước này rất đơ giản, bạn có thể tự làm được bằng cách tìm các viên cạnh có màu trắng, các viên này có thể nằm ở tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3. Tuy nhiên, nếu viên cạnh nằm ở tầng 2, bạn nên thực hiện các bước như sau: –  Sau khi chọn được 1 viên cạnh, ta phải xác định nó thuộc về vị trí nào trên khối rubik. Để làm được việc này, ta xem màu kề với màu trắng là màu gì. Ở trường hợp 1 màu đó là màu đỏ, do vậy viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X bên phải, ngay phía trên viên giữa màu đỏ. Ở trường hợp 2, màu đó là màu xanh lá cây, do đó viên cạnh phải nằm ở chỗ chữ X phía trước. Ta gọi vị trí mà viên cạnh cần đưa tới là goal. –  Sau khi xác định được goal, việc tiếp theo là tìm cách đưa mặt màu trắng của viên cạnh lên mặt U. Trong trường hợp 1, ta xoay F’, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X phía trước. Trường hợp 2, ta xoay R, viên cạnh sẽ được đưa tới vị trí chữ X bên phải. Ta gọi vị trí mà viên cạnh sẽ tới sau khi làm bước 2 là target. –  Có 1 vấn đề xảy ra là nếu làm luôn bước 2 thì mặt trắng của viên cạnh đúng là được đưa đến mặt U nhưng viên cạnh lại không nằm ở goal. Không sao, chuyện nhỏ như con thỏ đang ăn cỏ bị thằng da đỏ nó bắn bỏ, trước khi làm bước 2 ta đưa goal tới vị trí target bằng cách xoay U hoặc U’ hoặc U2. Sau đó làm bước 2 rồi lại đưa goal trở về chốn cũ bằng cách làm ngược lại cái U, U’, U2 ở trên. Ví dụ ở trường hợp 1, cách làm sẽ là (U F’ U’). Trường hợp 2 cách làm sẽ là (U’ R U). Bên cạnh đó, nếu viên cạnh nằm ở tầng 1 và 3 thì: bạn chỉ việc xoay F hoặc F’ để đưa viên cạnh về tầng 2 rồi dùng phương pháp trên để giải. Bước 2: – Tiếp đến, giải các viên góc. Ở bước này trở đi, bạn sẽ phải lật ngược khối rubik lại, nghĩa là mặt trắng thành mặt D và mặt vàng thành mặt U. Đầu tiên, bạn cũng phải tìm các viên góc có màu trắng, viên này có thể nằm ở tầng 1 hoặc tầng 3. *** Nếu viên góc nằm ở tầng 3 thì bạn: –  Xác định vị trí mà viên góc cần được đưa tới bằng cách xem xét 2 màu còn lại của viên góc. Ta gọi vị trí đó là goal. – Đưa viên góc tới vị trí ngay phía trên goal. – Tùy vào từng trường hợp bạn có thể dùng 1  hoặc công thức sau: (R U’ R’ U2) để đưa mặt trắng sang phía bên cạnh. Dùng công thức (R U’ R’ U2) để đưa mặt trắng sang phía bên cạnh. Dùng 1 trong 2 công thức trên để giải. *** Trường hợp viên góc nằm ở tầng 1 thì bạn: – Dùng công thức (R U R’ U’) để đưa viên góc về tầng 3. – Dùng phương pháp trên để giải. 2. Cách xoay rubik tầng 2 Tiếp tục đến với tầng 2, ở tầng này công việc cò vẻ nhẹ nhàng hơn, bạn chỉ việc giải 4 viên cạnh. Đầu tiên, cần xác định các viên cạnh nằm ở tầng 2 không có màu trắng. *** Nếu viên cạnh nằm ở tầng 3: – Xác định vị trí viên cạnh cần đưa tới bằng cách xem xét 2 màu của viên cạnh. Ta gọi vị trí đó là goal. – Xoay U, U’ hoặc U2 để đưa viên cạnh đến vị trí gần goal sao cho trục giữa của mặt F trùng màu (xem hình minh họa phía dưới). – Tùy vào từng trường hợp, dùng 1 trong 2 công thức sau để giải: *** Trường hợp viên cạnh nằm ở tầng 2: – Dùng công thức (R U’ R’) (U’ F’ U F) để đưa viên cạnh về tầng 3. – Sau đó, dùng phương pháp phía trên để giải. Xem thêm: Đặt tên game cực chất với các kí tự đặc biệt. 3. Cách xoay rubik tầng 3 Để giải tầng 3, đây được xem là tầng khó nhất nên ta làm 4 bước như sau: Bước 1: Định hướng cạnh: Ở bước này, bạn cần tạo ra hình chữ thập màu vàng ở mặt U. Và có 3 trường hợp tuy nhiên chỉ áp dụng 1 công thức duy nhất để giải quyết. Bạn cần áp dụng theo công thức: (F R U) (R’ U’ F’) Bước 2: Định hướng góc: Bước này đỏi hỏi bạn phải đưa toàn bộ mặt U về đúng màu vàng, và có đến 7 trường hợp cần giải quyết. Với công thức này, tầng 3 sẽ biến đổi sao cho mặt vàng vẫn nằm ở trên cùng. Bạn cần áp dụng theo công thức: (R U) (R’ U) (R U2) R’ Bước 3: Hoán vị góc: Mục đích của bước nà chính là đưa các viên góc về đúng vị trí của nó. Công thức dưới đây sẽ hoán đổi vị trí của 2 viên góc. Và để đưa cả 4 viên góc về đúng vị trí, ta có thể phải làm công thức: (R U R’ F’) (R U R’ U’) (R’ F) (R2 U’) (R’ U’) sau 2 làn nhé! Bước 4: Hoán vị cạnh: Bước cuối cùng để hoàn tất khối rubik, bạn cần áp dụng 2 công thức sau sẽ giúp bạn hoán đổi vị trí của 3 viên cạnh. Để đưa 4 viên cạnh về đúng vị trí, ta có thể phải làm các công thức đó 2 lần. Lưu ý ta có thể chỉ cần nhớ 1 trong 2 công thức là có thể hoàn thành bước này, tuy nhiên khi đó thời gian làm sẽ lâu hơn. Xem thêm: Cách xoay rubik 4×4 đơn giản dễ hiểu nhất Bên trên là cách xoay rubik 3×3 cơ bản, dễ hiểu nhất cho người mới bắt đầu. Rubik được xem là một trò chơi trí tuệ rất tốt cho bộ não. Tùy theo sự tính toán của mỗi người mà cách giải rubik hoàn toàn khác nhau. Thông qua cách xoay rubik 3×3 này, bạn cảm nhận được những phút thư giãn vô cùng bổ ích. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống.

Chúc Bạn Học Tốt !