Bạn hãy nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn nghiện ma túy ở nước ta, ở tỉnh Lai Châu. Theo bạn cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tệ nạn ma túy trong giai đoạn hiện nay? (Viết không quá 5000 từ).
2 câu trả lời
Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015 (sau đây gọi tắt là Chương trình), bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015.
2. Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Công an.
3. Mục tiêu của chương trình
a) Mục tiêu tổng quát:
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về tác hại và hậu quả của tệ nạn ma túy, trách nhiệm của chính quyền xã, phường, thị trấn, cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong tham gia phòng, chống ma túy; đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống ma túy để huy động các nguồn lực cho công tác này.
- Kiềm chế sự gia tăng phức tạp về tội phạm ma túy; giảm số người nghiện ma túy; ngăn chặn có hiệu quả ma túy xâm nhập qua biên giới; thu hẹp địa bàn có tệ nạn ma túy.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm về ma túy.
- Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, giảm tác hại của ma túy đến sức khỏe, gia đình, xã hội và an ninh trật tự.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:
- Hằng năm phấn đấu giảm trên 5% người nghiện ma túy hiện có; giảm 10% xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy để nâng tổng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy của toàn quốc lên 50%.
- Nâng cao hiệu quả ngăn chặn nguồn ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam; đưa tỷ lệ số vụ phạm tội ma túy được phát hiện, bắt giữ tại các tỉnh biên giới đạt trên 30% so với toàn quốc; hằng năm số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, bắt giữ của cả nước tăng trên 10% so với năm trước; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, không để sản xuất ma túy tổng hợp ở trong nước.
- Triệt xóa các tụ điểm phức tạp về mua bán, tổ chức sử dụng ma túy, kiên quyết không để tình trạng tội phạm ma túy hoạt động công khai trắng trợn gây bức xúc trong quần chúng nhân dân; phấn đấu đến năm 2015 không còn “điểm nóng” về tội phạm và người nghiện ma túy trên toàn quốc.
- Cơ bản không để tái trồng cây thuốc phiện và cây cần sa; phát hiện, triệt phá 100% diện tích cây thuốc phiện và cây cần sa trồng trái phép.
- 100% người nghiện có hồ sơ quản lý được cai nghiện ma túy dưới mọi hình thức, 100% người đã cai nghiện có nguy cơ tái nghiện cao đều được quản lý sau cai; nghiên cứu đưa vào sử dụng 4 loại thuốc hỗ trợ cắt cơn và phương pháp điều trị mới trong hoạt động cai nghiện, phục hồi.
4. Phạm vi, địa bàn thực hiện chương trình:
Chương trình được thực hiện trong phạm vi toàn quốc, trong đó ưu tiên cho các địa bàn trọng điểm về tội phạm buôn bán, sử dụng ma túy, các tuyến biên giới và vùng sâu, vùng xa.
5. Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến hết năm 2015.
6. Tổng mức vốn và nguồn vốn của Chương trình:
- Tổng mức đầu tư thực hiện chương trình là 2.522 tỷ đồng (830,00 tỷ đồng vốn đầu tư và 1.692,00 tỷ đồng vốn sự nghiệp);
- Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ quản lý Dự án thành phần xây dựng, phê duyệt cơ chế và tiêu chí phân bổ vốn và nguồn vốn đối với từng Dự án thành phần.
7. Các giải pháp chủ yếu
a) Xã hội hóa công tác phòng, chống ma túy:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy của các cấp ủy Đảng và chính quyền, đặc biệt là cấp cơ sở; xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, lãnh đạo cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn để tồn tại phức tạp và gia tăng tệ nạn ma túy trên địa bàn quản lý.
- Xác định phòng, chống ma túy là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Tập trung sự chỉ đạo, huy động nguồn lực, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống ma túy.
- Đa dạng hóa các hình thức cai nghiện - phục hồi, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy, chú trọng hình thức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và cai nghiện tư nhân để huy động mọi nguồn lực tham gia công tác cai nghiện, phục hồi và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước tài trợ cho các hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy.
b) Nâng cao năng lực về phòng, chống ma túy:
- Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống ma túy; lực lượng chuyên trách làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy của Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển. Hoàn thiện hệ thống cơ quan chuyên trách giúp Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy.
- Tăng cường biên chế cho lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy thuộc ngành Công an và các Bộ, ngành trong kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; công tác cai nghiện ma túy; thường trực tham mưu phòng, chống ma túy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Huy động nguồn vốn:
Ngoài nguồn vốn trung ương, trong quá trình triển khai cần huy động thêm nguồn vốn của địa phương và từ các nguồn khác hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
*Nguyên nhân
-Vì đua đòi, tò mò, vì bị suối dục.
*hậu quả :
-Gây ra những hậu quả nghiêm trọng như là :
-Ngáo đá, thèm thuốc, hoang tưởng, gây ra chết người,nghiện ngập,trở thành tệ nạn cho xã hội
->theo mình, ta cần phải thao tóm tất cả các mặt hàng về ma túy những người bị nghiện thì cho đi cải tạo lại bản thân để làm lại cuộc đời Thứ 1:nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý, giáo dục con em mình; bản thân người nghiện phải có nghị lực, rèn luyện, tu dưỡng để tránh xa tệ nạn ma túy.
Thứ 2: Tăng cường các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao để giải trí, vui chơi lành mạnh, bổ ích đối với từng lứa tuổi tạo môi trường lành mạnh, để họ tránh xa những đối tượng xấu lôi kéo, xa ngã vào ma túy.
Thứ 3: Cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, sự chung tay của cộng đồng trong công tác phòng, chống TNXH. Tăng nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác này từ nguồn ngân sách nhà nước cũng như từ nguồn xã hội hóa.
Các biện pháp trên nếu được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả thì chắc chắn tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy nói riêng sẽ được ngăn chặn và tiến tới bị loại ra khỏi đời sống xã hội.