2 câu trả lời
Chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền với quyền lực vô hạn.
Để thực thi quyền lực tối cao, người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) theo chính thể quân chủ chuyên chế thường lập ra cả một bộ máy gọi là triều đình, gồm có nhiều bộ, mỗi bộ được giao quản lí một lĩnh vực thuộc vương quyền tuyệt đối.
Trong khuôn khổ của vương triều phong kiến, ở những thời đoạn nhất định, có việc sử dụng các hình thức tư vấn, tham mưu, chẳng hạn, dưới triều nhà Nguyễn với các ông vua nổi tiếng chuyên chế như Gia Long, Minh Mạng đã lập ra các thiết chế gọi là “Hội đồng đình nghị" hoặc “Phiếu nghĩ". Theo Chiếu dụ năm 1802 của vua Gia Long, mỗi tháng có 4 kì quan chức trong triều họp lại để “đỉnh nghƒ. Nội dung đình nghị gồm những công việc như bàn bạc giải quyết những việc quan trọng, khó khăn mà cơ quan chuyên trách không dám tự mình giải quyết; xử phúc thẩm các bản án đã được xét xử tại toà án địa phương nhưng có người kêu oan xin xét lại; bàn bạc giải quyết những đơn thưa kiện của dân chúng về tệ quan lại sách nhiễu, tham nhũng. Từ năm 1833, để có thể trực tiếp giải quyết mọi công việt hành chính đặc biệt, vừa có tác dụng tham mưu cho vua, vừa có tác dụng giám sát thay vua, Minh Mạng đã có chỉ dụ: “Tất cả mọi sớ tâu và bản đề nghị thì chuyển cho quan 6 bộ và nội các phiếu nghĩ". Khi có sớ tâu từ các địa phương, quan chức chuyên môn của bộ phải xem xét nội dung. Từ văn phòng bộ, những đề nghị về cách giải quyết công việc được nêu trong tấu sớ của các tỉnh và văn bản chuẩn bị đó được gọi là “thiết nghĩ. “Thiết nghĩ” được đính kèm theo tấu sớ để chuyển tới nội các trình lên vua xem xét và phê duyệt. Là người quyết định tối hậu, nếu đồng ý vua phê chuẩn và xem đó là ý vua, nếu không đồng ý, vua huỷ bỏ.
Tại các triểu đình, để giúp vua điều hành các công việc, chức tế tướng hoặc thừa tướng thường được lập ra với những quyền hành rộng rãi. Nhưng đó không phải là sự hạn chế quyền lực tối cao, tuyệt đối của vua, vì nhà vua có thể bãi bỏ bất kì lúc nào các thiết chế do mình lập ra đó và mọi hành vi làm trái, vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn được giao đều có thể bị xử lí nghiêm khắc.
Ở nhà nước quân chủ chuyên chế, quyền lực tối cao trong nước, về mặt hình thức thuộc về một người - vua, quốc vương, hoàng đế. Nhà vua vừa là người duy nhất đặt ra pháp luật, vừa là người có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm bất kì quan lại cao cấp nào trong bộ máy nhà nước, đồng thời, là người có quyền tối hậu trong việc xét xử.
Người đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế (vua, quốc vương, hoàng đế) thường được kế truyền theo ba nguyên tắc: 1) Trọng nam, theo đó ưu tiên truyền ngôi cho con trai, không có con trai mới truyền ngôi cho con gái; 2) Trọng trưởng, ưu tiên truyền ngôi cho con trai trưởng, trừ trường hợp con trai trưởng có những khiếm khuyết về trí tuệ, tài năng hoặc đức độ; 3) Lãnh thổ bất khả phân, ngai vàng chỉ truyền cho một người để đảm bảo lãnh thổ không bị phân chia.
Chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức chính thể phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. Hiện nay, chính thể quân chủ chuyên chế chỉ tồn tại ở một số quốc gia Hồi giáo như Arập Xêut, vương quốc Quata, vương quốc Ôman...
Chế độ quân chủ là một hình thức chính thể, trong đó vua là người chủ quyền lực, tất cả quyền lực trong nước thuộc về nhà vua. Có hình thức quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.