BÀI "TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH" 1.viết đoạn văn cho tất cả các khổ thơ 2.viết đoạn văn tổ hợp đoạn 3+4 3.viết đoạn văn tổ hợp đoạn 5+6

1 câu trả lời

$\text{@dieulinh2k7~~}$

Khổ 1

   Tư thế ung dung hiên ngang của những lính lái xe Trường Sơn được tác giả Phạm Tiến Duật khắc họa rõ nét trong khổ thơ đầu tiên của tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:

“Không có kính không phải vì xe không có kính 

  Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi 

  Ung dung buồng lái ta ngồi, 

  Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.” 

Hai câu thơ mở đầu là hình ảnh của những chiếc xe không kính.Ở câu thơ đầu tiên hình ảnh thơ giản dị, chân chất như văn xuôi, giọng điệu thản nhiên, điệp ngữ “không có kính” nhằm nhấn mạnh nét đặc biệt của những chiếc xe.Đây là hình ảnh thơ độc đáo vì xưa nay hình ảnh của những chiếc xe nếu được đưa vào thơ thường được " mĩ lệ hóa", " lãng mạn hoá", thường mang ý nghĩa tượng trưng. Vậy mà ở đây những chiếc xe trong thơ Phạm Tiến Duật được miêu tả rất chân thực, xe biến dạng không có kính.Đến câu thơ thứ hai bằng điệp từ  “bom” kết hợp với động từ mạnh “giật”, “rung” cùng giọng thơ hết sức thản nhiên tác giả lí giải nguyên nhân những chiếc xe không kính là do bom đạn tàn phá, qua đó gián tiếp tố cáo sự khốc liệt của chiến tranh. Vẻ đẹp của người lính lái xe trước khó khăn gian nguy đã được tác giả khắc họa chân thực ở hai câu thơ sau.Nghệ thuật đảo ngữ “ung dung” kết hợp với điệp ngữ  “nhìn” được lặp lại ba lần cùng cách ngắt nhịp 2/2/2/ cho ta thấy tư thế hiên ngang, bình tĩnh, sẵn sàng làm chủ hoàn cảnh, đón nhận khó khăn gian khổ. Cái nhìn thẳng đó là cái nhìn trang nghiêm, bất khuất, nhìn thẳng vào khó khăn, chủ động đối mặt với gian khổ, hy sinh không hề run sợ, né tránh.Vượt lên trên cái gian khổ của chiến tranh, tư thế của người lính mới thật đàng hoàng làm sao. Điệp ngữ “nhìn” kết hợp nghệ thuật liệt kê và cách ngắt nhịp 2/2/2 còn cho thấy niềm vui, sảng khoái của những người lính khi được ngồi trên những chiếc xe không kính.Tuy những người lính thiếu đi những điều kiện tối thiểu về vật chất nhưng họ vẫn biến nó thành một cách để hưởng thụ, tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài.Nói tóm lại, bằng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, mang đậm chất khẩu ngữ cùng giọng điệu trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch, Phạm Tiến Duật đã làm nổi bật tư thế hiên ngang trước hiện thực khốc liệt của người lính lái xe Trường Sơn.

Khổ 2

    Trong khổ thơ thứ hai tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tác giả Phạm Tiến Duật có viết:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.”

Lái những chiếc xe không có kính, người chiến sĩ có những cảm giác thật đặc biệt.Tác giả đã sử dụng một loạt những hình ảnh nhân hóa “gió xoa”và hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “mắt đắng” thành “mắt cay” làm ta thấy được làn gió như ùa vào để xoa đôi mắt đắng đã thức nhiều đêm để lái xe, những biện pháp nghệ thuật trên đã diễn tả đầy đủ những cảm giác ấy.Tuy xe không kính khiến gió cuốn bụi bay thốc vào mặt, mắt cay xè đến mức đắng nhưng những người chiến sĩ lại cảm thấy thật nhẹ nhàng bởi nghệ thuật nhân hóa với từ “xoa”. Thì ra, với các anh, gió bụi là chuyện quen thuộc hàng ngày.Giữa mưa bom bão đạn, có lúc địch ngừng ném bom, xe các anh lại băng băng lên đường tiếp viện cho chiến trường miền Nam. Những lúc ấy người lính thấy: “con đường chạy thẳng vào tim”. Hình ảnh ẩn dụ không chỉ tả thực tốc độ phi thường của chiếc xe mà còn có ý nghĩa khái quát đó còn là con đường cách mạng, con đường của những trái tim yêu nước, tất cả vì  Tổ quốc và con đường ấy luôn ở trong trái tim những người chiến sĩ.Khi xe chạy vào ban đêm , người lính có khi thấy cả sao trời và cánh chim, cảm giác “như sa như ùa vào buồng lái” bầu bạn cùng các anh. Hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể cảm giác bay bổng, lãng mạn đến tràn đầy khiến chiếc xe mang đầy thương tích của chiến tranh bỗng được nâng bổng lên bằng đôi cánh của lãng mạn và thi ca. Đoạn thơ đã tái hiện chân thực những khó khăn, gian khổ mà người chiến sĩ phải đối mặt. Nhưng hình như, trong chính những khó khăn, gian khổ ấy, người lính lại có những cảm giác hết sức thú vị bởi được “nhìn” theo cách riêng của mình, những chàng trai mười tám, đôi mươi thật trẻ trung, lãng mạn. Họ là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt nam trong kháng chiến chống Mỹ. Nói tóm lại, bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, so sánh và hình ảnh ẩn dụ tác giả đã khắc họa thành công những cảm giác của người chiến sĩ khi lái những chiếc xe không kính.

Khổ 3

 Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe lạc quan yêu đời bất chấp mọi khó khăn gian khổ đã được tác giả Phạm Tiến Duật khắc họa rõ nét trong khổ ba của tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:

“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần  rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”

Ở hai câu đầu, khó khăn của người lính được thể hiện ở việc phải đối mặt với bom đạn, với gió và giờ đây là với bụi đường mù mịt, tác giả đã khéo léo kết hợp động từ " phun" cùng với biện pháp so sánh hóm hỉnh “tóc trắng như người già”. Hình ảnh so sánh lái những chiếc xe không kính trên đường Trường Sơn vào mùa khô, bụi bay mù mịt khiến khiến mái tóc đen của những người lính lái xe biến thành bạc trắng. Đây là hình ảnh so sánh độc đáo, hóm hỉnh, không những làm hiện lên dáng vẻ ngộ nghĩnh của của những con người trẻ tuổi, khuôn mặt thì trẻ trung còn mái tóc thì đã bạc trắng vì bụi đồng thời làm nổi bật những gian khó mà những người lính phải trải qua. Hai câu tiếp đã thể hiện tinh thần của người lính qua hoàn cảnh gian khổ nguy hiểm càng làm nổi bật vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn với tinh thần lạc quan, dũng cảm, yêu đời.Nói về những khó khăn gian khổ mà những người lính phải trải qua, Phạm Tiến Duật đã dùng cách nói đậm chất khẩu ngữ “ừ thì”, “chưa cần” giúp người đọc cảm nhận được thái độ ngang tàng cứng cỏi của những người lính.Tinh thần lạc quan thể hiện trong hành động mang đậm tính chất lính " phì phèo châm điếu thuốc" và trong tiếng cười “ha ha” tếu táo mà giàu ý nghĩa.Đó là tiếng cười át đi tiếng bom giật, bom rung, tiếng cười át đi mọi khó khăn gian khổ nguy hiểm, tiếng cười làm nổi bật tinh thần lạc quan, dũng cảm, bản lĩnh chiến đấu vững vàng của những người lính lái xe Trường Sơn.Nói tóm lại, bằng nghệ thuật so sánh kết hợp với các động từ tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn.

Khổ 4

Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe lạc quan yêu đời bất chấp mọi khó khăn gian khổ đã được tác giả Phạm Tiến Duật khắc họa rõ nét trong khổ bốn của tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:

“Không có kính, ừ thì  ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa lùa gió vào khô mau thôi.”

Ở hai câu thơ đầu tác giả đã cho thấy những khó khăn gian khổ mà người lính lái xe phải trải qua.Người lính phải đối mặt với bom đạn, gió, bụi và giờ đây là những  cơn mưa rừng xối xả. Những động từ "tuôn, xối" kết hợp với biện pháp so sánh đã nhấn mạnh khó khăn gian khổ mà người lính phải trải qua. Hai câu tiếp đã thể hiện vẻ đẹp dũng cảm, lạc quan của người lính lái xe Trường Sơn. Giọng thơ  Một lần nữa cách nói nôm na đậm chất khẩu ngữ được lặp lại. Điệp ngữ “ừ thì”, “chưa cần” đã giúp nhà thơ khắc họa thái độ ngang tàng ngạo nghễ bất chấp khó khăn của những người lính. Dù đối mặt với những khó khăn gian khổ nhưng những chiếc xe vẫn không ngừng tiến bước vì miền Nam ruột thịt " Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa", vẫn băng băng vượt qua bom đạn hiểm nguy với một niềm tin mãnh liệt " Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi" đã cho thấy hình ảnh những người lính vô cũng dũng cảm. Họ luôn quên mình vì nhiệm vụ. Mặc cho “mưa tuôn”,“mưa xối” làm ướt áo, các anh vẫn lái xe “trăm cây số”. Họ chẳng hề quan tâm đến sức khỏe của mình bởi với họ, nhiệm vụ chở hàng là quan trọng nhất. Câu thơ “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi” hầu hết đều là thanh bằng gợi một cảm giác hết sức bình thản, nhẹ nhàng.Tinh thần hiên ngang dũng cảm, quên mình vì nhiệm vụ của họ đều xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các anh là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.Nói tóm lại, bằng nghệ thuật so sánh kết hợp với các động từ tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn.

Khổ 5

   Hình ảnh của người lính  đã được tác giả Phạm Tiến Duật khắc họa rõ nét trong khổ năm của tác phẩm  “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:

“ Những chiếc xe từ trong bom rơi

   Ðã về đây họp thành tiểu đội

   Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

   Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”

Sau những chặng đường gian khổ “bom giật”,“bom rung”,“gió lùa”,“mưa”, “bụi”,  những chiếc xe đã tập kết trở về trở thành “tiểu đội”. Lần đầu tiên trong thơ Phạm Tiến Duật đã miêu tả hình ảnh “tiểu đội xe không kính”. Hình ảnh này một lần nữa tô đậm hiện thực khốc liệt, gian khổ của cuộc kháng chiến. Trong mưa bom bão đạn của kẻ thù, không chỉ có một chiếc xe không kính mà còn rất nhiều “tiểu đội xe không kính” như thế trên tuyến đường Trường Sơn. Chính trong hoàn cảnh hiểm nguy ấy, những người chiến sĩ lái xe càng gắn bó với nhau trong tình đồng chí đồng đội thắm thiết. Các anh vốn là những người xa lạ từ mọi phương trời nhưng có một điểm chung là cùng mục đích chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Vì vậy chỉ cần gặp nhau trên tuyến đường Trường Sơn đầy gian khổ này, các anh đã trở thành bè bạn, đồng đội của nhau. Và những chiếc xe không kính chính là điều kiện để họ trao cho nhau những cái bắt tay thật chặt, thật đặc biệt, những cái bắt tay thoải mái và thắm thiết tình đồng chí đồng đội. Cái bắt tay ấy không chỉ bù đắp cho họ về tinh thần và sự thiếu thốn về vật chất mà họ còn truyền cho nhau thêm hơi ấm, tiếp thêm cho nhau sức mạnh. Chỉ một cái bắt tay là đủ để họ động viên, cảm thông, chia sẻ cho nhau như người lính chống Pháp năm xưa “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Tuy vậy, ở bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, cái bắt tay ấy lại có nét trẻ trung hóm hỉnh của những người lính trẻ.Nói tóm lại, bằng giọng thơ tự nhiên giàu tính khẩu ngữ tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn.

Khổ 6

Hình ảnh của người lính  đã được tác giả Phạm Tiến Duật khắc họa rõ nét trong khổ sáu của tác phẩm  “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

  Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

  Võng mắc chông chênh đường xe chạy

  Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”

Tình cảm mà họ dành cho nhau không còn chỉ là tình đồng chí đồng đội mà đã trở thành tình anh em ruột thịt “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. “Chung bát đũa” là hình ảnh giàu ý nghĩa nó có nghĩa là chung niềm vui, chung gian khổ, khó khăn.Cách định nghĩa về gia đình của họ thật lính, thật tếu táo mà tình cảm thì chân thành sâu nặng.Chính tình cảm ấy đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ của chiến trường ác liệt. Cũng giống như người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” phải chịu nhiều gian khổ nhưng tình cảm của những người lính thì ngày một phát triển. Không chỉ trong bữa ăn mà trong giấc ngủ cũng thật gian khổ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy”.Từ láy “chông chênh” gợi tả giấc ngủ ngắn ngủi, lắc lư như nhịp xe đang chạy. Đó là giấc ngủ tạm bợ, chập chờn, không sâu, không yên giấc. Giấc ngủ ấy càng nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ của những người lính lái xe.Tuy vậy, các anh vẫn có thể chia sẻ với nhau những câu chuyện tâm tình để rồi sau đó họ “lại đi lại đi trời xanh thêm”.Cách ngắt nhịp 2/2/3, năm thanh bằng cùng điệp ngữ “lại đi”, nhà thơ cho thấy những chiếc xe quân sự không ngừng tiến về phía trước với tinh thần khẩn trương và thái độ quyết tâm cao. Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan, niềm tin mãnh liệt của các anh vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, vào tương lai tươi sáng của đất nước.Nói tóm lại, bằng cách sử dụng ngôn ngữ tự nhiên kết hợp  với hình ảnh ẩn dụ từ tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn.

Khổ 7

 Vẻ đẹp của những chiếc xe không kính và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đã được tác giả Phạm Tiến Duật khắc họa rõ nét trong khổ thơ cuối của tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

“Không có kính, rồi xe không có đèn, 

  Không có mui xe, thùng xe có xước, 

  Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

  Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Hình ảnh những chiếc xe không kính đã được tác giả miêu tả trong hai câu thơ đầu.Nhà thơ đã tái hiện chân thực, cụ thể, đầy đủ về những chiếc xe không có kính. Không chỉ không có kính, xe còn không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước. Bom đạn Mỹ đã làm biến dạng những chiếc xe vận tải, chúng mang trên mình đầy thương tích của chiến tranh. Với nghệ thuật liệt kê, PTD đã làm nổi bật hiện thực vô cùng khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ.Điệp ngữ “không có” như nhân lên biết bao khó khăn, hiểm nguy mà những người chiến sĩ lái xe phải đối mặt.Lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu của những người chiến sĩ lái xe đã được tác giả thể hiện ở hai câu thơ sau. Tuy bom đạn Mỹ có thể làm biến dạng những chiếc xe nhưng không thể đè bẹp được tinh thần, ý chí quyết tâm chiến đấu của những người chiến sĩ.Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh chiếc xe không có kính vẫn băng băng tiến về phía trước, bất chấp mưa bom bão đạn của kẻ thù, vì một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”. Nghệ thuật đối lập được nhà thơ sử dụng thật tinh tế giữa những cái “không có” và một cái “có”. Đó là sự đối lập giữa những thiếu thốn đến tận cùng về vật chất với những giá trị tinh thần dồi dào, lòng quyết tâm tràn đầy của những người chiến sĩ lái xe.Điều kì diệu khiến những chiếc xe mang đầy thương tích của chiến tranh, không có những phương tiện tối thiểu để bảo vệ người lái, vẫn tiến về phía trước bởi “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. “Trái tim” chính là sức mạnh của người lính, sức mạnh của những con người đã chiến thắng bom đạn của kẻ thù.Trước hết, “trái tim” là hình ảnh hoán dụ lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể, lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng cho thấy những chiếc xe không chỉ chạy bằng động cơ máy móc mà còn chạy bằng sức mạnh tinh thần. Đây cũng là hình ảnh ẩn dụ cho thấy tình yêu Tổ quốc, bản lĩnh, ý chí gan góc, can trường của những người lính. Trái tim ấy đã thắp sáng ngọn lửa nhiệt huyết, ý chí quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì một lý tưởng cao cả: giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Với hình ảnh thơ độc đáo này, PTD khẳng định sức mạnh tinh thần của con người đã chiến thắng mọi bom đạn của kẻ thù.  Hình ảnh “trái tim” đã trở thành nhãn tự của bài thơ, hội tụ vẻ đẹp của người lính và để lại niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ khiến chúng ta mãi không thể quên một thế hệ cha anh vô cùng anh dũng, kiên cường. Nói tóm lại, bằng nghệ thuật điệp ngữ ,đối lập kết hợp với hình ảnh ẩn dụ hoán tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn.

Khổ 3+4

Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe lạc quan yêu đời bất chấp mọi khó khăn gian khổ đã được tác giả Phạm Tiến Duật khắc họa rõ nét trong khổ ba và bốn của tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:

“Không có kính, ừ thì có bụi,

  Bụi phun tóc trắng như người già

  Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc 

  Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 

  Không có kính, ừ thì ướt áo 

  Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời 

  Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa 

  Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.”

Hai khổ thơ có cấu trúc giống nhau hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã còn hai câu sau nói về tinh thần vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh của những người lính, qua đó bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của họ.Khí hậu thời tiết Trường Sơn vô cùng khắc nghiệt “bên nắng đốt, bên mưa quây”. Trên những chiếc xe không kính, người lính phải đối mặt với “gió”, “mưa”, “bụi”, khi thì “bụi phun tóc trắng như người già”; khi thì “mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”.Hình ảnh thơ chân thực, biện pháp nghệ thuật so sánh, động từ mạnh “phun”, “tuôn”, “xối” góp phần khắc họa những khó khăn mà những người lính phải đối mặt trên con đường ra trận.Thiên nhiên khắc nghiệt cùng với hiện thực khốc liệt của chiến trường nhưng những người lính đã vượt qua gian khổ với thái độ ngang tàng trong lời nói nôm na mà vô cùng cứng cỏi “Không có kính, ừ thì có bụi/Không có kính, ừ thì ướt áo”.Họ biến khó khăn thành những điều thú vị với ý nghĩ táo tợn “Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc/Chưa cần thay lái trăm cây số nữa”. Cấu trúc câu “không có ...ừ thì...chưa cần” đã cho thấy thái độ ngang tàng, bản lĩnh vững vàng của những người lính. Trước khó khăn, họ đã bình thường hóa cái không bình thường, vượt lên với tinh thần trách nhiệm cao. Họ chấp nhận gian khó như một điều tất yếu.Không chỉ mang vẻ đẹp kiên cường, họ còn là những chàng trai hóm hỉnh, vui tính. Bụi phun khiến tóc họ bạc trắng như người già hay khuôn mặt lem luốc lại tạo cho họ tiếng cười sảng khoái mỗi khi gặp nhau. Tiếng cười “ha ha” đã cho thấy tâm hồn sôi nổi, trẻ trung của những chàng trai mười tám đôi mươi.Nói tóm lại, bằng nghệ thuật so sánh kết hợp với các động từ tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn.

Khổ 5+6

Sau những chặng đường gian khổ “bom giật”,“bom rung”,“gió lùa”,“mưa”, “bụi”,  những chiếc xe đã tập kết trở về trở thành “tiểu đội”. Lần đầu tiên trong thơ Phạm Tiến Duật đã miêu tả hình ảnh “tiểu đội xe không kính”. Hình ảnh này một lần nữa tô đậm hiện thực khốc liệt, gian khổ của cuộc kháng chiến. Trong mưa bom bão đạn của kẻ thù, không chỉ có một chiếc xe không kính mà còn rất nhiều “tiểu đội xe không kính” như thế trên tuyến đường Trường Sơn. Chính trong hoàn cảnh hiểm nguy ấy, những người chiến sĩ lái xe càng gắn bó với nhau trong tình đồng chí đồng đội thắm thiết. Các anh vốn là những người xa lạ từ mọi phương trời nhưng có một điểm chung là cùng mục đích chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Vì vậy chỉ cần gặp nhau trên tuyến đường Trường Sơn đầy gian khổ này, các anh đã trở thành bè bạn, đồng đội của nhau. Và những chiếc xe không kính chính là điều kiện để họ trao cho nhau những cái bắt tay thật chặt, thật đặc biệt, những cái bắt tay thoải mái và thắm thiết tình đồng chí đồng đội. Cái bắt tay ấy không chỉ bù đắp cho họ về tinh thần và sự thiếu thốn về vật chất mà họ còn truyền cho nhau thêm hơi ấm, tiếp thêm cho nhau sức mạnh. Chỉ một cái bắt tay là đủ để họ động viên, cảm thông, chia sẻ cho nhau như người lính chống Pháp năm xưa “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Tuy vậy, ở bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, cái bắt tay ấy lại có nét trẻ trung hóm hỉnh của những người lính trẻ Tình cảm mà họ dành cho nhau không còn chỉ là tình đồng chí đồng đội mà đã trở thành tình anh em ruột thịt “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. “Chung bát đũa” là hình ảnh giàu ý nghĩa nó có nghĩa là chung niềm vui, chung gian khổ, khó khăn.Cách định nghĩa về gia đình của họ thật lính, thật tếu táo mà tình cảm thì chân thành sâu nặng.Chính tình cảm ấy đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ của chiến trường ác liệt. Cũng giống như người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” phải chịu nhiều gian khổ nhưng tình cảm của những người lính thì ngày một phát triển. Không chỉ trong bữa ăn mà trong giấc ngủ cũng thật gian khổ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy”.Từ láy “chông chênh” gợi tả giấc ngủ ngắn ngủi, lắc lư như nhịp xe đang chạy. Đó là giấc ngủ tạm bợ, chập chờn, không sâu, không yên giấc. Giấc ngủ ấy càng nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ của những người lính lái xe.Tuy vậy, các anh vẫn có thể chia sẻ với nhau những câu chuyện tâm tình để rồi sau đó họ “lại đi lại đi trời xanh thêm”.Cách ngắt nhịp 2/2/3, năm thanh bằng cùng điệp ngữ “lại đi”, nhà thơ cho thấy những chiếc xe quân sự không ngừng tiến về phía trước với tinh thần khẩn trương và thái độ quyết tâm cao. Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan, niềm tin mãnh liệt của các anh vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, vào tương lai tươi sáng của đất nước.Nói tóm lại, bằng cách sử dụng ngôn ngữ tự nhiên kết hợp  với hình ảnh ẩn dụ từ tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn.




Câu hỏi trong lớp Xem thêm

I.  MULTIPLE CHOICE (8.0 points)

Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word whose underlined part is pronounced differently front that of the rest in each of the following questions.

1. A. oceanic    B. remote    C. occasion    D. metro

2. A. festival    B. cultural    C. sculpture    D. virtual

Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.

3. A. external    B. determine    C. mysterious    D. customer

4. A. miraculous    B. individual    C. certificate    D. astronomy

Mark the letter A, B, C, or D to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.

5. Now that the stress of examinations are over, we can go somewhere for our holiday.

                     A                     B                     C                     D

6. The English summer course will start in May 29th and finish in August.

                     A                     B                     C                     D

7. There were so a lot of people trying to leave the burning building that the police

             A                B             C

had a great deal of trouble controlling them.

                   D

Mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct answer to each of the following questions.

8. The earthworm is a worm _______in moist, warm soil in many geographical areas.

    A. where is it found       B. is found

    C. and found it               D. which is found

9. Our flight from Amsterdam to London was delayed    the heavy fog.

    A. as a result     B. on account     C. instead of     D. due to

10. It is_______ to translate each lesson into your language. This is not a good way to study English.

    A. productive     B. unproductive     C. producing     D. unproducing

11. A good clock always keeps_______ time.

    A. certain    B. accurate    C. true    D. serious

12. It seems that the world record for this event is almost impossible to_______.

    A. meet    B. compare    C. beat    D. balance

13. The soldier was punished for_______ to obey his commanding officer's order.

    A. refusing    B. regretting    C. objecting    D. resisting

14. It is believed that she'll be a billionaire by the time she_______ forty.

    A. is    B. was    C. will be    D. would be

15. Some of the passengers spoke to reporters about their_______ in the burning bus.

    A. occasion    B. happening    C. event    D. experience

16. _______the rise in unemployment, people still seem to be spending more.

    A. Nevertheless    B. Meanwhile    C. Despite    D. Although

5 lượt xem
1 đáp án
19 giờ trước