Bài tập 2. Trong các câu sau, phép tu từ nào đã được sử dụng? a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Trích Viếng lăng Bác,Viễn Phương) b. Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. (Ca dao) c. Bác giun đào đất suốt ngày Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà. Họ hàng nhà kiến kéo ra Kiến con đi trước, kiến già theo sau. (Trích Đám ma bác giun, Trần Đăng Khoa) d. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. (Hồ Chí Minh) e. Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền. (Trích lời bài hát Cô và mẹ) g. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. (Trích Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) h. Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn. (Phong Thu) i. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. (Tục ngữ)

2 câu trả lời

a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Trích Viếng lăng Bác,Viễn Phương)

→Biện pháp: điệp ngữ

b. Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. (Ca dao)

→Biện pháp: điệp ngữ

c. Bác giun đào đất suốt ngày

Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà.

Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau. (Trích Đám ma bác giun, Trần Đăng Khoa)

→Biện pháp: nhân hóa

d. Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. (Hồ Chí Minh)

→Biện pháp: so sánh

e. Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền. (Trích lời bài hát Cô và mẹ)

→Biện pháp: so sánh

g. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. (Trích Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

→Biện pháp: nhân hóa

h. Bến cảng lúc nào cũng đông vui.

Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước.

Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra.

Tất cả đều bận rộn. (Phong Thu)

→Biện pháp: nhân hóa

i. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. (Tục ngữ)

→Biện pháp: ẩn dụ

aphép tu từ ẩn dụ 

b nhân hóa 

cnhân hóa 

d so sánh 

eso sánh 

G nhân hóa 

h,i  nhân hóa