Bài tập 1: Thế nào là tảo hôn? Em hãy nêu hậu quả của việc tảo hôn đối với bản thân; gia đình; xã hội. Bài tập 2: Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành hạ vợ. Trước tình trạng đó, nhiều người cho rằng đó là chuyện bình thường, là việc riêng của vợ chồng, gia đình người ta, không nên can thiệp. Em có tán thành quan niệm đó không? Vì sao? Bài tập 3: Em tán thành hoặc không tán thành với hành vi nào sau đây? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý? 1. Quan hệ hôn nhân chỉ thực sự vững bền khi môn đăng hộ đối. 2. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân. 3. Trong gia đình, làm việc nhà ( rửa chén, lau dọn nhà cửa,...) là việc của mẹ và em gái ( chị gái).

1 câu trả lời

1.Theo quy định của Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014, tảo hôn là việc lấy vợ,
lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên
chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ
đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên 

2.

Em không tán thành với quan niệm trên vì: Rõ ràng chuyện vợ chồng là chuyện riêng tư của mỗi gia đình. Tuy nhiên, khi đã tự nguyện đến với nhau thì phải có nghĩa vụ tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ nhau. Hành động chồng ngược đãi, đánh đập, hành hạ vợ là trái với đạo đức, trái với pháp luật, bị xã hội lên án. Hành động “bạo lực gia đình” phải được chấm dứt trong một xã hội văn minh và mọi người sống có đạo đức, có văn hoá. 

 3.

em tán thành : 2

không tán thành : 1,3

vì quan hệ hôn nhân dựa theo tình cảm chân chính , thể hiện trách nhiệm của mỗi người theo quy định pháp luật

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2. Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

5 lượt xem
2 đáp án
22 giờ trước