* Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (Lý Công Uẩn, Chiếu dời đô) 1. Đâu là câu nêu luận điểm trong đoạn văn trên? 2. Câu nêu luận điểm được đặt ở vị trí nào trong đoạn? Mn làm giúp em bài này với ạ, em cảm ơn mn nhiều ạ

2 câu trả lời

1. Câu nên luận điểm: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời."

2. Câu nêu luận điểm đặt ở cuối đoạn

=> Đoạn văn triển khai theo hướng quy nạp

1. Đâu là câu nêu luận điểm trong đoạn văn trên?

`=>`Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Đây là luận điểm vì đây là câu nói thể hiện tư tưởng và quan niệm khẳng định được THÀNH ĐẠI LA là nơi phù hợp nhất để chọn làm kinh đô. Câu nói đúng đắn chân thực thuyết phục được mọi người.

2. Câu nêu luận điểm được đặt ở vị trí nào trong đoạn? 

`=>` Được đặt ở vị trí cuối của đoạn thơ thể hiện độ chân thật, thuyết phục được cao hơn nếu khi đặt ở đầu đoạn văn. Giải thích rồi đến kết luận thì quả thực đây là cách làm có tính thuyết phục cao.