Bài nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí

2 câu trả lời

Đất nước Việt Nam ta đã trải qua nghìn năm văn hiến, biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử, với một nền văn hóa phong phú. Trong đó, văn hóa đạo đức được ông cha ta đặt lên hàng đầu. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những bài học đạo đức mà ông cha ta luôn nhấn mạnh. Đúng vậy, lòng biết ơn luôn là một đức tính quan trọng của mỗi cá nhân, cũng như cả toàn xã hội.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"- một câu tục ngữ đầy ngắn gọn mà xúc tích, dễ hiểu. Ý câu tục ngữ muốn nói, người được ăn những trái quả thơm ngon thì hãy nhớ đến người đã dày công chăm lo, tưới bón cho cái cây. Để có một trái ngọt, phải trải qua bao quy trình, từ vun trồng, chăm sóc, trải qua năm tháng mới kết quả, người trồng đã phải bỏ nhiều công sức. Cũng từ câu tục ngữ, ông cha ta muốn nhấn mạnh một bài học đối với con cháu đó là, sống ở đời thì phải biết ơn, sống có tình có nghĩa với mọi người.

Lòng biết ơn luôn tồn tại trong mỗi con người, sống có ân, có tình, có nghĩa. Họ luôn cảm thấy biết ơn, trân trọng đối với những người đã mang điều tốt đẹp cho mình. Họ luôn sống thật tốt, có tấm lòng thủy chung sâu sắc, luôn đối xử tốt với mọi người. Những người con, người cháu luôn cảm ơn công sinh thành, sinh dưỡng của cha mẹ, ông bà. Ông bà, cha mẹ đã nuôi nấng chúng ta, từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, đến lúc chập chững biết đi và đến khi trưởng thành... Họ luôn dành tình cảm yêu thương cháy bỏng, luôn lo lắng quan tâm cho ta. Mỗi chúng ta có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc như bây giờ, có một sức khỏe tốt, tất cả nhờ vào người thân của mình đã chăm sóc dạy dỗ. Vì vậy, hãy luôn biết ơn, đối xử với họ thật tốt.

Những thứ chúng ta có và đang sử dụng, đều có mồ hôi công sức của bao người. Những hạt cơm trắng dẻo chúng ta ăn hằng ngày, là bao mồ hôi nắng mưa sương gió của những người dân ngày ngày ra đồng chăm bón để cho ra những hạt gạo. Hay giờ ta có thể cười vui vẻ, hạnh phúc bên người thân gia đình, bạn bè bởi chúng ta đang sống trong một đất nước có nền hòa bình, độc lập tự do yên ổn. Mà để được yên ổn như vậy, bao nhiêu thế hệ cha anh đã phải ngã xuống để bảo vệ độc lập tự do cho con cháu đời sau. Để có "trái thơm quả ngọt", tất cả đều phải trải qua những quá trình dài và tốn nhiều công sức, cho nên chúng ta luôn phải nhớ công ơn những người đã làm ra "trái thơm" ấy cho chúng ta. Dân tộc ta luôn có truyền thống " ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn", và luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng ta có ngày 10/3 ngày giỗ tổ Hùng Vương, nhớ công ơn của các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam để tôn vinh, bày tỏ sự tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, hay ngày 27/7 ngày thương binh liệt sĩ, để tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc...

Những người sống có lòng biết ơn sẽ là một nhân tố, một hạt giống tốt của cộng đồng xã hội. Khi con người biết quý trọng các thành quả mà người khác tạo ra, họ sẽ biết chia sẻ, đồng cảm hiểu cho nhau hơn. Thật đáng buồn thay cho những con người sống vô ơn. Họ là những con người sống vô cảm. Ta hẳn cũng biết đến nhiều vụ việc thương tiếc khi con cái bỏ rơi cha mẹ, không chăm sóc cha mẹ. Những người đó thật đáng lên án, và sau này họ cũng sẽ không có một cuộc sống yên ổn vì lối sống vô ơn, bạc tình, bạc nghĩa.

http://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-mot-van-de-tu-tuong-dao-li-45696n.aspx

Đền ơn, đáp nghĩa là một truyền thống tốt đẹp của Việt Nam ta. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức này, giữ gìn nét đạo đức đẹp của dân tộc. Là một học sinh, mỗi chúng ta càng phải nhận thức rõ, hãy là con ngoan, trò giỏi, làm một công dân có ích góp phần thúc đẩy phát triển đất nước ngày một tiến bộ hơn.

Bài làm 

( mình theo đạo lý uống nước nhớ nguồn,biết ơn nha)

Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3/ Dù ai buôn bán gần xa/ Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mùng 10" Những câu ca này đã thật sự rất quen thuộc với mọi người dân ở trên đất nước Việt Nam và nó đã gợi ra một đạo lý tốt đẹp của dân tộc đó chính là ghi nhớ công ơn và tôn trọng các vị vua Hùng đã dựng nước và giữ nước hay các vị anh hùng đã hi sinh thân mình để bảo vệ dân tộc cũng như tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên với cội nguồn của bản thân mỗi người.

Trong xã hội ngày nay thì tư tưởng đạo lý ấy vẫn được gìn giữ và phát triển cụ thể như thắp nhang cúng ông bà tổ tiên, tổ chức lễ giỗ tổ hùng vương 10/3, hay thăm hỏi, dọn dẹp nhà cửa những thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, hay trợ cấp cho những người đã anh dũng tham gia cuộc kháng chiến mà không sợ thịt nát xương tan. Và tổ chức các cuộc thi hỏi đáp về lịch sử của nước ta từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước cho đến tận bây giờ. Cùng với đó hàng năm cũng tổ chức ngày thương binh liệt sĩ 27/7 với mục đích tưởng nhớ cũng như bày tỏ lòng biết ơn đối với những con người quả cảm đó. Là người Việt Nam em vẫn luôn tự hào vì mang trong mình dòng máu đỏ da vàng cùng những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, các vua Hùng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung.....cũng như những vị anh hùng đã dũng cảm hi sinh,cam nguyện đổ máu cùng mồ hôi để bảo vệ đất nước những tinh thần yêu nước bền bỉ và thiết tha. Nhưng bên cạnh đó, trong xã hội này nay vẫn có rất nhiều người không coi trong những gì mình đang có. Họ coi những thành quả của thế hệ đi trước đã dựng xây, đã cống hiến là một lẽ "thường tình", một điều "hiển nhiên". Họ buông ra những lời lẽ thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng những người đi trước, tổ tiên của họ hay có những trường hợp như phá hủy nơi cổ kính, chụp hình phản cảm bên bia mộ. Họ đã quên đi những giá trị tốt đẹp của dân tộc lluôn uống nước nhớ nguồn, biết ơn với những công lao và sự nổ lực của tổ tiên. Thật đáng tiếc làm sao! Đó là một thực trạng mà chúng ta - những người dân Việt Nam cần phải đẩy lùi. Những hạng người vô ơn đó phải được phê phán và lên án mạnh mẽ. Thật là đáng buồn khi chúng ta đang sống trong một cuộc sống tốt đẹp trên bao mồ hôi, nước mắt của những người đi trước mà lại vô tâm không nhớ đến những con người vĩ đại đó

. Sau tất cả, bạn và tôi và hơn 90 triệu con người trên đất nước Việt Nam tươi đẹp này, chúng ta hãy noi theo những thế hệ trước, không người phát triển, không ngừng học hỏi, không ngừng hoàn thiện bản thân để cùng nhau đưa đất nước lên một tầm cao mới, sánh vai với các cường cuốc năm châu. Để xứng đáng với lòng mong mỏi của tổ tiên cũng như ông bà và cha mẹ cũng như xứng đáng với những người đã khuất - những vị anh hùng của dân tộc. Hãy cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước, tưởng nhớ và biết ơn những vị anh hùng và mở rộng vòng tay yêu thương đến những thương binh, liệt sĩ và các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Và bắt tay xây dựng những trang lịch sử mới tốt đẹp hơn nữa cho dân tộc bạn nhé!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm