Bài học kinh nghiệm nhất của mà việt nam rút ra được từ hội nghị giơnevo cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này ạ
2 câu trả lời
Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về hòa bình ở Việt Nam, Đông Dương được tổ chức theo quyết nghị của Hội nghị ngoại trưởng 4 nước lớn gồm Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tại Berlin tháng 2/1954 để giải quyết vấn đề Triều Tiên và chiến tranh tại Đông Dương. Hội nghị khai mạc ngày 8/5/1954 và kết thúc vào ngày 21/7/1954. Trải qua 75 ngày đàm phán gay go, căng thẳng, với 31 phiên họp, cùng nhiều cuộc gặp, tiếp xúc song phương và đa phương bên lề Hội nghị, cuối cùng các bên tham gia Hội nghị, trừ Mỹ, đã thỏa thuận và ký kết được các văn bản về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và trên toàn cõi Đông Dương. Thắng lợi trong việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là thắng lợi vẻ vang của nền ngoại giao cách mạng non trẻ của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã chấm dứt ách đô hộ kéo dài hàng thế kỷ của thực dân Pháp ở Việt Nam và trên toàn cõi Đông Dương. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững mạnh cho nhân dân miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc sau này. Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã đi vào lịch sử, cùng với Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Hiệp định Paris 1973 đã trở thành 3 văn kiện ngoại giao quan trọng nhất trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc ta.
Đánh giá ý nghĩa to lớn của cuộc đấu tranh ngoại giao ở Giơ-ne-vơ và Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội III (tháng 9/1960) khẳng định: "Chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta đã buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp nghị Giơ-ne-vơ. Hòa bình được lập lại ở Đông Dương... Việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc Việt Nam, và đặt cơ sở pháp lý cho việc thống nhất nước Việt Nam là một thắng lợi to lớn của nhân dân ta, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, hòa bình và dân chủ trên thế giới. Nó phản ánh tình hình lực lượng so sánh ở Đông Dương và trên thế giới lúc bấy giờ". Hiệp định Giơ-ne-vơ đã cho chúng ta những bài học kinh nghiệm về đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia. Bài học trước hết là trong đấu tranh và ngoại giao, quan hệ quốc tế, phải nắm vững nguyên tắc độc lập tự chủ. Bài học thứ hai là kết hợp giữa chiến đấu và đàm phán, giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Một bài học nữa mang tính quy luật rút ra qua Hiệp định Giơ-ne-vơ là sự đoàn kết của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia, một nhân tố sống còn bảo đảm sự nghiệp xây dựng và bảo vệ mỗi nước, điều mà các thế lực bên ngoài nhận thức rất rõ nên thường xuyên tìm cách phân ly, chia rẽ.
65 năm qua, từ thực tiễn lịch sử đó để lại nhiều bài học để giải quyết các vấn đề về bảo vệ độc lập chủ quyền, lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, đảo trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày nay, trên thế giới, mặc dù xu thế chủ đạo là hòa bình, độc lập, dân chủ, hợp tác và phát triển, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, biến động. Cạnh tranh chiến lược, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, xung đột vũ trang cục bộ… vẫn diễn ra gay gắt. Đặc biệt, trên thế giới xuất hiện nhiều loại hình chiến tranh mới, chiến tranh mạng, chiến tranh công nghệ cao… Không chỉ vậy, khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục có nhiều chuyển dịch, biến động lớn, diễn biến phức tạp. Đây là khu vực có xu hướng trở thành trung tâm kinh tế-chính trị quan trọng hàng đầu thế giới. Cạnh tranh giữa các nước lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ ngày càng gay gắt nhưng không phá vỡ hợp tác tại từng thời điểm và lĩnh vực nhất định. Các “điểm nóng” ở khu vực khó có thể được giải quyết một cách triệt để, vẫn tiềm tàng những nguy cơ bùng nổ và va chạm, gây bất ổn cho tình hình khu vực. Bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Trung Quốc vẫn đang leo thang các hành động gây hấn ở Biển Đông. Đây là bước quân sự hóa khu vực nghiêm trọng, bị cộng đồng quốc tế lên án kịch liệt. Điều này đòi hỏi mỗi nước phải có chiến lược đấu tranh hợp lý mà trong đó, đối ngoại quân sự, quốc phòng và sức mạnh quân sự luôn có vai trò trọng yếu.
Việt Nam ngày một hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác đa phương, song phương thì quan điểm "Hòa bình, độc lập, thống nhất và dân chủ" trong Hiệp định Giơ-ne-vơ vẫn là bài học trường tồn tươi nguyên giá trị. Do vậy, công tác đối ngoại, quân sự, quốc phòng đảm nhận nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả nhằm phục vụ đắc lực mục tiêu: “…bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế”.
Để thực hiện các mục tiêu trên, chúng ta phải tỉnh táo, kiên định với những vấn đề mang tính nguyên tắc, mềm dẻo, linh hoạt ứng xử, xử lý các quan hệ. Khi giải quyết một vấn đề cụ thể, đòi hỏi cán bộ đối ngoại phải “vừa nhìn thấy cây, vừa nhìn thấy rừng” và “làm gì cũng vì lợi ích dân tộc mà làm”. Đặc biệt, chúng ta phải linh hoạt, thực tế trong xác định và xử lý vấn đề đối tượng, đối tác, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đất nước; lấy việc giữ ổn định, tăng cường sức mạnh bên trong làm nền tảng để thực hiện các mục tiêu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; thực hiện chính sách mềm dẻo, linh hoạt, cân bằng quan hệ với các nước lớn để giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ; không ngừng tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, kết hợp với ngoại lực để tạo ra sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.
Tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 30 (từ 12 đến 17/8/2018), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: “phải tiếp tục quán triệt đường lối đối ngoại độc lập, hòa bình và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Ngăn ngừa xung đột, tránh đối đầu, tránh bị cô lập, phụ thuộc”. Mục tiêu bao trùm là giữ vững môi trường hòa bình, kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền, các lợi ích quốc gia đính đáng. “Đây là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị, song ngành ngoại giao là những người đi đầu”. Đây là trọng trách lớn lao mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước giao phó cho các thế hệ làm công tác đối ngoại hôm nay. Để hoàn thành trọng trách này, chúng ta rất cần nghiên cứu kỹ các bài học của Hội nghị Giơ-ne-vơ và áp dụng một cách sáng tạo các bài học quý giá đó trong thực tiễn hôm nay.