Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Mục 3. Bình đẳng trong kinh doanh). Câu hỏi : Các em hãy xây dựng 1 kế hoạch dự định kinh doanh của mình trong tương lai (xác định về ngành, nghề kinh doanh; địa điểm kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh; quy mô kinh doanh). Giúp mình với ạ đag gấp!
2 câu trả lời
Bản kế hoạch kinh doanh quán cafe, nhà hàng đơn giản
1. Giới thiệu chung
Đây là phần giới thiệu chung về quán cafe, nhà hàng của bạn. Bao gồm những thông tin sau đây:
- Mục đích và định hướng kinh doanh: Vì sao bạn mở quán, cửa hàng, đối tượng khách hàng bạn nhắm tới, mô hình quán cafe cạnh tranh như thế nào trong khu vực.
- Loại hình quán cafe: Loại hình mà quán cafe muốn theo đuổi là quán cafe dành cho teen, cafe âm nhạc, cafe sách..., quy mô của quán, sức chứa, phong cách, thiết kế, dịch vụ đi kèm, v.v...
- Thông tin chủ quán cafe hoặc người quản lý: Kinh nghiệm làm việc, và dự định của họ cho quán cafe của bạn.
- Chỉ tiêu: Quán cafe của bạn sẽ đạt được doanh thu và số lượng khách hàng bao nhiêu, trong thời gian bao lâu, thời gian hoàn vốn.
2. Mô tả chi tiết
- Trong phần này, cần có thêm thông tin về số vốn và tỉ lệ phần đóng góp vốn của các thành viên và vai trò của họ trong quán.
- Vị trí của quán cafe cũng cần được giới thiệu kỹ cùng với sơ đồ vị trí, thiết kế và thực đơn mẫu.
3. Phân tích thị trường
Bao gồm 2 phần là đánh giá thị trường và thị trường mục tiêu:
a. Đánh giá thị trường
- Mức tăng doanh thu dự kiến: dựa vào số liệu thu thập được về mức thu nhập, khả năng chi tiêu, xu hướng tiêu dùng, và tình hình kinh tế tại địa phương, cùng với số liệu dự kiến trong những năm tiếp theo.
- Xu hướng ẩm thực
- Đối tượng khách hàng mà quán cafe hướng tới phải có xu hướng ẩm thực phù hợp với phong cách của quán, và ngược lại, bạn phải điều chỉnh khẩu vị, giá thành, đồ uống nhằm đáp ứng xu thế của khách hàng mục tiêu. Ví dụ, nếu khách hàng quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, thì đồ uống của bạn cũng nên điều chỉnh thích hợp với sự quan tâm này.
- Khuynh hướng hoạt động
Bạn cần có những đánh giá rõ ràng, chính xác để định hướng đầu tư đúng nhất hoặc phát triển các dịch vụ đi kèm với quán như: tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc theo yêu cầu, đưa đồ uống tận nơi...
b. Thị trường mục tiêu
- Đây là một trong những phần quan trọng nhất của bản kế hoạch, nó thể hiện bạn hiểu được thị trường mục tiêu của mình như thế nào. Những thông tin bạn cần tìm hiểu bao gồm: thị hiếu dân cư trong vùng, tuổi thọ trung bình, lưu lượng giao thông, đặc điểm ẩm thực tiêu biểu v.v...
- Quán cafe của bạn sẽ có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, do vậy, việc tìm hiểu về những quán cafe có cùng hướng kinh doanh là rất cần thiết, quan trọng nhất là thông tin về giá, thời gian phục vu, điểm mạnh / yếu của mỗi quán cafe...
4. Chiến lược tiếp thị
- Bạn sử dụng biện pháp nào để quảng bá cho quán cafe của bạn? VD: Bạn có thể thực hiện quảng cáo trên báo giấy, báo mạng, mạng xã hội... Trình bày các biện pháp bạn sử dụng để giới thiệu và thu hút khách hàng đến với quán. Cần thể hiện rõ mục tiêu, thời hạn, tính khả thi của các chiến lược.
5. Quản lý – điều hành
Phần này sẽ chỉ ra phương châm điều hành quán cafe của bạn hằng ngày. Các quy định, quy trình, hệ thống quản lý được áp dụng trong quá trình quán cafe hoạt động.
- Nhân viên: Số lượng nhân viên, quy trình tuyển dụng, đào tạo, mức lương cho mỗi vị trí, quy định về kỷ luật, khen thưởng.
- Hoạt động hằng ngày: Sắp xếp lịch trình làm việc như thế nào, bản mô tả công việc cho mỗi vị trí cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người, hệ thống báo cáo, kiểm soát hàng hóa và mối tương quan giữa các bộ phận cũng cần được ghi chú rõ.
- Nhà cung cấp: Thông tin về nhà cung cấp chính và phụ cung cấp nguyên vật liệu cho quán.
- Quản lý chi phí: Trong phần này sẽ liệt kê các biện pháp được sử dụng để ban quản lý kiểm soát thu chi, hàng hóa, và các hoạt động khác của quán. Cụ thể là hệ thống POS, hệ thống kiểm soát ra vào và chấm công, lịch làm việc, phần mềm kiểm kê hàng hóa, tiền mặt, mua hàng, hệ thống an ninh...
6. Phân tích đầu tư
Phần này bao gồm 2 phần chính là nguồn tiền đầu tư và tỉ lệ góp vốn. Tiếp đó, bạn tiếp tục phân tích về vấn đề sinh lợi nhuận khi đầu tư.
7. Kế hoạch mở rộng
Khi việc kinh doanh vận hành tốt, quán cafe của bạn sẽ có những hướng phát triển thị trường như thế nào. Và ngược lại, nếu quán cafe hoạt động thua lỗ, kinh doanh không như mong muốn thì cũng có những kế hoạch đi kèm để hạn chế rủi ro.
8. Dự án tài chính
Đây là phần quan trọng trong một bản kế hoạch kinh doanh thể hiện chính sách sử dụng nguồn vốn và thu lợi nhuận. Các nội dung chính bao gồm: nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (thông tin chung và chi tiết), dự kiến chi tiết doanh số bán hàng, giờ lao động, báo cáo chi tiết thu nhập và vòng xoay tiền mặt năm đầu tiên và trong những năm tới, dự báo hoạt động hàng năm, dự báo thu lợi nhuận đầu tư, điểm hòa vốn dự kiến...
#1: Tóm tắt bản kế hoạch
Một bản kế hoạch tài chính thường khá là dài, có thể lên tới hàng chục trang. Một trang tóm tắt sơ lược và cô đọng nhất là cần thiết để họ nắm bắt toàn bộ nội dung. Phần này chỉ nên kéo dài từ một tới hai trang.
#2: Mô tả về doanh nghiệp
Toàn bộ các thông tin liên quan tới doanh nghiệp, từ loại hình kinh doanh, lịch sử hình thành, thành tựu, quy mô, cơ sở vật chất,… nên được liệt kê khái quát trong mục này.
#3: Thông tin về sản phẩm, dịch vụ
Ngoài những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, bạn cũng nên trình bày khái quát những đặc điểm, tính chất về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra ngoài thị trường.
#4: Phân tích thị trường
Tất cả những thông số liên quan tới thị trường, như đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng và khách hàng trọng tâm cần phải được miêu tả cụ thể trong mục này. Nhận thức được bức tranh của thị trường, bạn sẽ vạch ra cho mình đường đi nước bước cụ thể trong hoạt động kinh doanh sau này.
#5: Báo cáo về nhân lực, Marketing và tài chính
Đây là ba thành tố nhất định phải có trong bảng kế hoạch kinh doanh. Số lượng nhân sự các phòng ban là bao nhiêu, sơ đồ tổ chức các phòng ban, các mục tiêu và chiến lược Marketing cần triển khai trong thời gian tới, bức tranh tài chính hiện tại của doanh nghiệp như thế nào, cách phân bổ nguồn vốn ra sao, kế hoạch huy động vốn trong tương lai…
>> Bí quyết xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
#6: Tài liệu đính kèm
Để làm rõ hơn cho kế hoạch kinh doanh của bạn trong tương lai, chắc chắn không thể thiếu những tài liệu đính kèm bổ trợ. Những tài liệu này bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng luân chuyển tiền tệ, giấy phép kinh doanh (cũng như các chứng chỉ đi kèm),…