Bài 36. Một vật có khối lượng m = 10 kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang có độ lớn F = 70 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là µt = 0,3. Lấy g = 10 m/s2. Tính: a. Lực ma sát trượt. b. Vận tốc và quãng đường vật đi được sau 9 s kể từ lúc bắt đầu trượt. c. Giả sử sau 9 s người ta ngừng tác dụng lực, vật sẽ chuyển động như thế nào ? Vì sao ? Tính quãng đường vật đi được cho tới lúc dừng lại.

1 câu trả lời

`a)`

Lực ma sát trượt tác dụng lên vật là:

`F_{ms}=\mu.N=\mu.m.g=0,3.10.10=30(N)`

`b)` Theo định luật `II` Niuton:

`F-F_{ms}=m.a`

`<=>70-30=10a`

`=>a=4(m`/ `s^2)`

Vận tốc vật đi được sau `9s` là:

`v=v_0+at`

`<=>v=0+4.9`

`=>v=36(m`/ `s)`

Quãng đường vật đi được sau `9s` là:

`s=v_0.t+1/2. a.t^2`

  `=0+1/2. 4.9^2`

  `=162(m)`

`c)` Theo định luật `II` Niuton:

`-F_{ms}=m.a`

`<=>-30=10.a`

`=>a=-3(m`/ `s^2)`

Vật chuyển động chậm dần đều vì gia tốc âm

Quãng đường vật đi được đến khi dừng lại là:

`v^2-v_0^2=2as`

`<=>0-36^2=2.(-3).s`

`=>s=216(m)`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm