Bài 1: Tại sao người ta thường bỏ cốc vào nồi luộc sôi trong một thời gian rồi mới đem ra dùng ? Bài 2: Khi đổ nước sôi vào trong hai cốc thủy tinh, một cốc dày và một cốc mỏng. Hỏi cốc nào dễ vỡ hơn? Tại sao? Bài 3:Tại sao về mùa hè ta thấy đường dây điên cao thế dài hơn ( chùng hơn) về mùa đông? Bài 4: Tại sao đinh Bulong và ốc vặn người ta lại làm cùng một chất. Nếu làm hai chất khác nhau thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Bài 5: Khi tra cán rựa hay cán dao người thợ rèn thường làm như thế nào để cán được chặt? Tại sao? Bài 6: Tại sao khi đi khám răng, bác sỹ thường căn dặn chúng ta không nên ăn những thức ăn quá nóng hay quá lạnh? GIẢI GIÚP MÌNH NHA MÌNH CHỈ CẦN CÂU TRẢ LỜI NGẮN GỌN THÔI

2 câu trả lời

Bài 1:Việc làm này sẽ giúp cốc thủy tinh quen với sự tăng nhiệt, giúp giãn nở đều và không bị vỡ khi bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Bài 2: cốc dày dễ vỡ hơn vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

Bài 3:Vào mùa hè, nhiệt độ cao sẽ dẫn đến hiện tượng giãn nở làm cho dây điện dài ra. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp đi làm cho dây điện co lại nên:Mùa hè đường dây điện sẽ võng xuống nhiều hơn mùa đông

Bài 4:vì nếu hai cái có chất khác nhau,khi nhiệt độ tăng thì kích thước cũng tăng nhưng ko tăng đều nên sẽ bị hỏng.

Bài 5:

Người thợ thương nung nóng cán trước khi tra. Vì khi nung nóng, khâu làm bằng sắt nên sẽ nở ra => dễ lắp vào cán dao và khi nó nguội đi sẽ siết chặt vào cán.

Bài 6:

Vì răng đc cấu tạo bởi men răng và ngà răng là hai chất rắn khác nhau, có cấu tạo như băng kép nên khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạng thì răng sẽ cong lại.

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Bài 1: Tại sao người ta thường bỏ cốc vào nồi luộc sôi trong một thời gian rồi mới đem ra dùng ?

Vì làm vậy sẽ giúp li quen với nhiệt độ cao, cả mặt trong và ngoài đều tiếp xúc với nước nóng.

Bài 2: Khi đổ nước sôi vào trong hai cốc thủy tinh, một cốc dày và một cốc mỏng. Hỏi cốc nào dễ vỡ hơn? Tại sao?

 Khi đổ nước sôi vào 2 li thủy tinh, 1 có thành dày, 1 có thành mỏng thì li có thành dày
sẽ dễ vỡ hơn vì khi đổ nước nóng vào thì mặt trong của li dày sẽ tiếp xúc trực tiếp với
nhiệt độ của nước nên sẽ dãn nở, trong khi mặt ngoài chưa kịp nóng lên, 2 mặt dãn nở
không đồng đều khiến ki bị vỡ.
Còn li có thành mỏng, khi ta đổ nước nóng vào thì nhiệt độ sẽ làm nóng cả 2 mặt cùng
lúc, 2 mặt dãn nở đồng đều nên không xảy ra hiện tượng vỡ li.

Bài 3:Tại sao về mùa hè ta thấy đường dây điên cao thế dài hơn ( chùng hơn) về mùa đông?

Vì dây điện là một chất rắn nên khi mùa hè thì nhiệt độ cao ,dây điện sẽ nở vì nhiệt dẫn đến chiều dài của dây điện tăng thêm. Còn mùa đông thì dây điện gặp lạnh sẽ co lại ,chiều dài dây điện giảm, trở nên ngắn đi nên vào mùa hè ,đường dây điện giữa hai cột điện bị võng nhiều hơn mùa đông.

Bài 6: Tại sao khi đi khám răng, bác sỹ thường căn dặn chúng ta không nên ăn những thức ăn quá nóng hay quá lạnh?

Tất cả mọi vật đều theo nguyên lí nóng nở ra, lạnh co lại. Vì vậy khi chúng ta ăn thường
xuyên thức ăn quá nóng hoặc quá lanh sẽ làm cho răng của chúng ta bị nở ra hoặc co
lại đột ngột dễ làm rạn nứt men răng dẫn tới dễ bị hỏng răng (rạn men răng, răng xỉn
màu, vỡ răng ...). Ngoài ra, khi ăn thức ăn quá lanh thường xuyên sẽ làm cho lợi bị co lại
gây co các mạch máu ở chân răng, răng bị thiếu máu nuôi, lâu dần sẽ làm cho răng dễ
bị rụng (răng rụng sớm). 
Thường xuyên ăn đồ quá lạnh còn có hại cho cả dạ dày (bao tử) vì cũng làm cho hệ
thống mạch máu trong lòng dạ dày bị co lại đột ngột ảnh hưởng đến việc hấp thụ thức
ăn.