Bài 1: Tác dụng của ròng rọc là: A. Tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực. B. Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. C. Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. Tất cả các câu trên. Bài 2: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực? A. Ròng rọc cố định. B. Ròng rọc động. C. Mặt phẳng nghiêng. D. Đòn bẩy. Bài 3: Giả sử dùng ròng rọc động để nâng một bao gạo có khối lượng 60kg, ta chỉ cần tác dụng một lực bằng bao nhiêu trong các giá trị sau đây: A. 600N B. 100N C. 800N D. 900N Bài 4: Lý do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể: A. Tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao. B. Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao. C. Giữ nguyên hướng của lực để kéo cờ lên cao. D. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao. Bài 5: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây? A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà. B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh. C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên. D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao. Bài 6: Trong công việc nào sau đây chỉ cần dùng ròng rọc động? A. Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. Đứng từ dưới kéo vật riặng lên cao với lực kéo bằng trọng lượng của vật. C. Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo bằng trọng lượng của vật. Bài 7: Muốn đứng ở dưới để kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng A. một ròng rọc cố định. B. một ròng rọc động. C. hai ròng rọc động. D. một ròng rọc động và một ròng rọc cố định Bài 8: Chọn câu phát biểu sai: A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra. B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại. D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau. Bài 9: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất? A. Nhôm – Đồng – Sắt B. Nhôm – Sắt – Đồng C. Sắt – Nhôm – Đồng D. Đồng – Nhôm – Sắt Bài 10: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm. A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau. B. Cây thước làm bằng nhôm. C. Cây thước làm bằng đồng. D. Các phương án đưa ra đều sai. Bài 11: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì A. khối lượng của vật giảm đi. B. thể tích của vật giảm đi. C. trọng lượng của vật giảm đi. D. trọng lượng của vật tăng lên. Bài 12: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây? A. Làm nóng nút. B. Làm nóng cổ lọ. C. Làm lạnh cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ. Bài 13: Phân biệt ròng rọc động và ròng rọc cố định. Nêu tác dụng và ví dụ của ròng rọc động và ròng rọc cố định? Bài 14: Phát biểu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Lấy ví dụ ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất rắn? Bài 15: Một quả cầu bằng nhôm bị kẹt trong một vòng bằng sắt. Để tách quả cầu ra khỏi vòng, một học sinh đem hơn nóng cả quả cầu và vòng. Hỏi bạn đó có tách được quả cầu ra khỏi vòng không? Tại sao? Bài 16: Tại sao ở chỗ nối giữa hai thanh ray của đường tàu lại có một khe hở? Bài 17: Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau, một bạn học sinh dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?

1 câu trả lời

1 D

2 A

3 A

4 D

5 D

6 C

7 D

8 D