Bài 1: Nhận biết các chất theo các yêu cầu sau đây: 1.Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn sau: a)CaO, Na2O, MgO, P2O5. b) CaCO3, CaO, Ca(OH)2. 2.Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch sau: a)H2SO4, NaOH, HCl, BaCl2. b) NaCl, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4. 3.Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch: a)CuSO4, AgNO3, NaCl. b)NaOH, HCl, NaNO3, NaCl. c) KOH, K2SO4, K2CO3, KNO3. 4.Chỉ dùng dd H2SO4 loãng, nhận biết các chất sau: a)Các chất rắn: Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3 b) Các dd: BaSO4, BaCO3, NaCl, Na2CO3. 5.Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết các kim loại sau: a)Al, Zn, Cu. b) Fe, Al, Ag, Mg.
1 câu trả lời
Câu 1
a) Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử, lần lượt cho vào nước:
+ Chất không tan là MgO
+ Chất ta tan là Na2O,CaO và P2O5
PTHH:
Na2O+H2O→2NaOH
CaO+H2O→Ca(OH)2
P2O5+3H2O→2H3PO4
Cho quỳ tím vào dung dịch thu được
+ Chất làm quỳ tím hóa đỏ là H3PO4 → chất ban đầu là P2O5
+ Chất làm quỳ tím hóa xanh là NaOH và Ca(OH)2.
Sục khí CO2 qua 2 dung dịch làm quỳ tím hóa xanh:
+ Dung dịch có kết tủa trắng là Ca(OH)2 → chất ban đầu là CaO:
Ca(OH)2+CO2→CaCO3+H2O
+ Dung dịch không có hiện tượng là NaOH → chất ban đầu là Na2O:
2NaOH+CO2→Na2CO3+H2O
b) Trích mẫu thử, đánh STT
Cho vài giọt dd HCl vào 3 ống đựng 3 mẫu thử. Ống nào thoát khí thì ống đó đựng CaCO3:
CaCO3+2HCl→CaCl2+H2O+CO2
Cho vài giọt nước vào 2 mẫu còn lại. Ống nào sinh ra chất mới, toả nhiều nhiệt thì ống đó đựng CaO
CaO+H2O→Ca(OH)2 (p/ứ toả nhiều nhiệt)
- Ống còn lại đựng
a) H2SO4, NaOH, HCl, BaCl2.
- Dung quì tím cho vào tứng dung dịch trên
+) Quì tím hóa xanh là NaOH
+) Quì tìm chuyển màu đỏ là H2SO4, HCl (1)
+) Quì tím không đổi màu là BaCl2.
- Cho dung dịch BaCl2 vừa nhần biết ở trên vào nhóm (1)
+) Xuất hiện kết tủa trắng là: H2SO4, Còn lại không hiện tượng là dd HCl
PTHH: H2SO4+BaCl2→BaSO4↓+2HCl
b) NaCl, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4.
- Dung quì tím cho vào tứng dung dịch trên
+) Quì tím hóa xanh là Ba(OH)2, NaOH. (2)
+) Quì tìm chuyển màu đỏ là H2SO4
+) Quì tím không đổi màu là NaCl.
- Cho dung dịch H2SO4 vừa nhận biết được qua nhóm (2)
+) Xuất hiện kết tủa trắng là Ba(OH)2, Còn lại là dung dịch không đổi màu, ống nghiệm nóng lên là NaOH.
PTHH: H2SO4+Ba(OH)2→BaSO4↓+2H2O
Câu 3
a) NaOH, HCl, NaNO3, NaCl.
- Dung quì tím cho vào tứng dung dịch trên
+) Quì tím hóa xanh là NaOH
+) Quì tìm chuyển màu đỏ là HCl
+) Quì tím không đổi màu là NaNO3, NaCl (3).
- Cho dung dịch AgNO3 vào lần lượt dung dịch nhóm (3).
+) Xuất hiện kết tủa trắng là NaCl, còn lại là NaNO3.
PTHH: AgNO3+NaCl→AgCl↓+NaNO3
b) KOH, K2SO4, K2CO3, KNO3.
- Cho dung dịch HCl vào từng dung dịch trên
+) Ống nghiệm nào có sủi bọt khí là K2CO3
PTHH: K2CO3+2HCl→KCl+H2O+CO2↑
+) Còn lại không hiện tượng là KOH, K2SO4, KNO3 (4)
- Dung quì tím cho vào tứng dung dịch nhóm (4)
+) Quì tím hóa xanh là KOH
+) Quì tím không đổi màu là K2SO4, KNO3 (5).
- Cho vào nhóm (5) dung dịch BaCl2
+) Xuất hiện kết tủa trắng là BaCl2, còn lại không hiện tượng là KNO3
PTHH:
Câu 4
a) Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3
- Cho từng dung dịch trên qua H2SO4
+) Kết tủa tan tạo dung dịch Cu(OH)2
+) Tạo kết tủa trắng là Ba(OH)2
+) Có sủi bọt khí xuất hiện là Na2CO3
PTHH: Cu(OH)2+H2SO4→CuSO4+2H2O
Ba(OH)2+H2SO4→BaSO4↓+2H2O
Na2CO3+H2SO4→Na2SO4+H2O+CO2↑
b) BaSO4, BaCO3, NaCl, Na2CO3
- Cho từng dung dịch trên qua H2SO4
+) Xuất hiện kết tủa trắng và có khí thoát ra là: BaCO3
+) Chất rắn tan tạo sủi bọt khí là: Na2CO3
+) Chất rắn tan: Na2CO3
+) Chất rắn không tan là BaSO4.
PTHH: BaCO3+H2SO4→BaSO4+H2O+CO2
Na2CO3+H2SO4→Na2SO4+H2O+CO2
Câu 5
Al, Zn, Cu.
- Cho các kim loại trên qua dung dịch HCl
+) Chất rắn nào không ta là: Cu
+) Chất rắn tan, có sủi bọt khí thoát ra là Al, Zn (dung dịch tương ứng thu được là AlCl3 và ZnCl2)
- Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch muối tương ứng của hai kim loại trên
+) Xuất hiện kết tủa trắng là AlCl3 ⇒ Kim loại ban đầu là Al
+) Xuất hiện kết tủa trắng rồi tan là ZnCl2 ⇒ Kim loại ban đầu là Zn
PTHH:
2Al+6HCl→2AlCl3+3H2
Zn+2HCl→ZnCl2+H2