Bài 1: Khi đun nóng một khối chất lỏng, đại lượng nào sau đây của chất lỏng tăng? a. Thể tích b. khối lượng riêng c. Khối lượng d. Trọng lượng riêng Gợi ý: Các em xem lại lí thuyết tuần trước. Bài 2: Hãy giải thích tại sao khi đựng chất lỏng trong chai, người ta không đổ chất lỏng đầy chai? Bài 3: Tại sao khi đun nước trong một chiếc ấm, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ Bài 4: Chai nhựa rỗng được nút chặt. Khi ngâm vào nước đá sẽ bị bẹp đi. Em hãy giải thích tại sao? Bài 5: Vì sao khi phải để xe đạp ngoài trời nắng, ta không nên bơm bánh xe quá căng? Bài 6: Hãy giải thích vì sao khi một quả bóng bàn bị móp, người ta thường thả bóng vào nước nóng để bóng phồng lên lại như cũ?

2 câu trả lời

Đáp án:

 Câu 1 :B

Câu 2 : 

- chất lượng gần như là không bị thay đổi thể tích khi bị nén.  Vì vậy,  nếu đổ đầy hoàn toàn khi nhiệt độ cao thì dễ bị vỡ chai 

- do bên trong có CO2 hòa tan dưới áp suất cao , khi mở nắp ( áp suất khí quyển ) thì có một phần sẽ bị thoát ra , nếu đổ quá đầy thì khi mở ra chất lỏng sẽ bị trào ra ngoài

Câu 3 :

Nếu ta đổ đầy ấm nc thì khi ấm nc đc đun sôi , nc sẽ nó ra và có thể sẽ tràn ra khỏi ấm

Câu 4 : 

Khi ngâm vào nước đá , nhiệt độ của nước và phần không khí chứa trong chai ( do không đầy nước ) giảm xuống . Nhưng thể tích của khối không khí và khối nước mặc dù có thay đổi nhưng rất ít , ta xem thể tích bằng hằng số ( đẳng tích ) . Khi nhiệt độ giảm theo quá trình đẳng tích thì áp suất giảm theo. Và do đó áp suất bên ngoài lúc này lớn hơn nén CHai lại làm nó bị bẹp đi 

Câu 5 :

- xe đạp khi bơm căng , Nếu để ngoài trời nắng sẽ xảy ra hiện tượng dãn nở vì nhiệt mà chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên phần khí bên trong sẽ nở to.  Khi chất khí đang co giãn mà có vật cản sẽ gây ra một lực rất lớn dẫn đến nổ lốp.

Câu 6 :

Khi nhúng quả bóng bàn bị móp  vào nước nóng,  do tiếp xúc với nhiệt độ cao của nước nóng nhiệt độ không khí bên trong quả bóng sẽ bị nóng dần lên , theo cơ chế " nóng nở ra " không khí trong quả bóng cũng sẽ giảm nợ da và làm cho quả bóng phồng lên.

 Án có thể cho mik 5* và ctlhn đc ko nek 

Chúc bn hc tốt 

Giải thích các bước giải: ý

 

Đáp án:

 Câu 1: A. Thể tích

Vì khi đun nóng thì chất lỏng trong bình nóng lên nở ra, làm thể tích của chất lỏng tăng.

 Câu 2: khi đựng chất lỏng trong chai, người ta không đổ chất lỏng đầy chai vì vào những ngày trời nóng, nhiệt độ cao làm nước trong chai và chai nở ra khi nóng lên, nước trong chai là chất lỏng, vỏ chai là chất rắn, mà theo sự nở vì nhiệt của các chất thì chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên sự nở vì nhiệt của nước ngọt trong chai bị chai ngăn cản do chưa kịp dãn nở và nếu đong quá đầy thì sẽ tạo ra một áp lực lớn làm bật nắp hoặc thậm chí là vỡ chai.

 Câu 3: Khi đun nước trong một chiếc ấm, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi đun nước thì chấ lỏng trong ấm ( nước ) nóng lên nở ra do nhiệt độ cao, nếu đổ nước quá đầy thì khi nước trong chai dãn nở vì nhiệt thể tích của nước tăng sẽ làm nước tràn ra ngoài gây nguy hiểm.

 Câu 4: Chai nhựa rỗng được nút chặt. Khi ngâm vào nước đá sẽ bị bẹp đi vì khi cho vào nước đá thì nhiệt độ lạnh làm không khí trong chai nhựa và chai nhựa lạnh đi co lại, mà chất lỏng ( không khí trong chai nhựa ) dãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn ( vỏ chai nhựa ) nên khi không khí trong nhựa lạnh đi co lại đột ngột sẽ làm móp chai.

 Câu 5: khi phải để xe đạp ngoài trời nắng, ta không nên bơm bánh xe quá căng vì khi xe đạp ở ngoài trời nắng nhiệt độ cao, ruột bánh xe và không khí bên trong ruột xe đều bị nóng lên và nở ra. Theo sự nở vì nhiệt của các chất thì chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn mà  không khí là chất khí, bánh xe là chất rắn, nên sự nở vì nhiệt của không khí sẽ bị ruột bánh xe kìm hãm lại do chưa kịp dãn nở và nếu bơm xe quá căng sẽ tạo ra 1 áp lực rất lớn làm vỡ ruột xe và xăm xe.

 Câu 6: khi một quả bóng bàn bị móp, người ta thường thả bóng vào nước nóng để bóng phồng lên lại như cũ, vì khi cho quả bóng bàn móp vào nước nóng thì không khí trong bóng và quả bóng bàn nóng lên nở ra mà chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn ( vỏ bóng bàn ) nên sự dãn nở của không khí trong bóng bàn đã tạo ra 1 lực làm phồng lại bóng bàn về lại như cũ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm