Bài 1: Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn." a) Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? b) Bốn câu thơ trên có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? c) Phân tích giá trị nghệ thuật của bốn câu thơ này. Bài 2: Dựa vào văn bản "Bài toán dân số", em hãy giải thích vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu? Bài 3: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và Cách mạng đầu thế kỷ XX qua 2 bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn”? Bài 4: Phân tích tâm trạng của người tù thể hiện trong bốn câu thơ cuối bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. Bài 5: a) Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau: - Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. - Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được. - Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! b) Đặt một câu ghép có các vế thể hiện quan hệ tương phản. Bài 6: Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn sau đây và thay bằng dấu câu thích hợp. a) Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. mẹ dặn là: "Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.". b) Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh. Bài 7: Viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn dấu ngoặc kép. Bài 8: Thuyết minh về một thể loại văn học mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS.

2 câu trả lời

câu 2 :

Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu là vì:

  • Dân số đông trong điều kiện kinh tế chậm phát triển gây khó khăn cho giải quyết việc làm, tỉ lệ nghèo đói gia tăng.
  • Gia đình đông con ít có điều kiện chăm sóc, dạy dỗ chu đáo dẫn tới sự thất học kém hiếu biết, càng kém hiểu biết dân số càng phát triển.
  • Sinh đẻ nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người phụ nữ và trẻ em, thiếu thốn các điều kiện chăm sóc về y tế.
  • Dân số tăng nhanh nên diện tích đất canh tác

Câu 1

a, đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Đập đá ở Côn Lôn,tác giả là Phan Chu Trinh

Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển

b,

Bốn câu thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa tượng trưng

   + Nghĩa thực: Công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng

   + Nghĩa tượng trưng: Nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước.

c,

Giá trị nghệ thuật của hình ảnh mang hai lớp nghĩa:

   + Làm trai, đứng giữa đất Côn Lôn: quan niệm truyền thống về chí nam nhi, hiên ngang, trụ cột, có chí lớn

   + Làm cho lở núi non: sức mạnh phi thường làm thay đổi cục diện, tình thế

   + Xách búa, đánh tan, năm bảy đống: không quản khó khăn, cực nhọc

   + Ra tay, đập bể, mấy trăm hòn: chiến công kì tích của đấng trượng phu anh hùng

- Khẩu khí của tác giả:

   + Sử dụng liên tiếp các động từ, tính từ mạnh nhằm khẳng định lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, muốn hành động để giúp nước, cứu đời.

   + Giọng thơ đanh thép, hùng hồn thể hiện tư chất hiên ngang lẫm liệt, không chịu khuất phục.

Bài 2:

Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu là vì:

  • Dân số đông trong điều kiện kinh tế chậm phát triển gây khó khăn cho giải quyết việc làm, tỉ lệ nghèo đói gia tăng.
  • Gia đình đông con ít có điều kiện chăm sóc, dạy dỗ chu đáo dẫn tới sự thất học kém hiếu biết, càng kém hiểu biết dân số càng phát triển.
  • Sinh đẻ nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người phụ nữ và trẻ em, thiếu thốn các điều kiện chăm sóc về y tế.
  • Dân số tăng nhanh nên diện tích đất canh tác thu hẹp, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nhân loại đứng trước nhiều thách thức trong tương lai.

Bài 3:

Trong dòng vàn học yêu nước đầu thế kỷ XX bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một tác phẩm để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Với cảm xúc trữ tình cách mạng, mang âm hưởng lãng mạn hào hùng, bài thơ đã để lại cho đời sau một hình ảnh tuyệt đẹp về tư thế của con người cách mạng lúc sa cơ lỡ bước lâm vào hoàn cảnh tù ngục hiểm nghèo.

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh lao tù nghiệt ngã, gắn với tên tuổi của một bậc chí sĩ cách mạng, một bậc anh hùng hào kiệt là Phan Bội Châu.

Tư tưởng yêu nước thấm đẫm trong tâm hồn “Nay ta hát một thiên cứu quốc”! Yêu gì hơn yêu nước nhà ta, đã thôi thúc chàng thanh niên Phan Văn San nuôi chí lớn:

Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vét nhơ nô lệ
(Bài ca chúc tết thanh niên)Chí khí đó đã khiến Phan Bội Châu không quản gian lao, hi sinh cứu nước.

Trên hành trình tìm đường cứu nước, cụ Phan chịu không ít gian khổ đắng cay: khi thì bị trục xuất khỏi Nhật, lúc bị truy lùng săn đuổi ở Xiêm la, và nay là cảnh lao tù trong nhà ngục của bọn quân phiệt Quảng Đông.

Đối với cụ Phan, bước chân vào nhà tù đồng nghĩa với việc cận kề cái chết bởi trước đó, chính quyền thực dân Pháp đã kết án tử hình cụ. Tuy nhiên, bài thơ không hề có một chút bi quan tuyệt vọng, mà ngược lại, bao trùm lên đó ià một âm hưởng hào hùng. Âm hưởng ấy được tạo nên bởi cảm xúc trữ tình cách mạng mãnh liệt.

Trước hết chúng ta hãy cùng nhau đọc lại bài thơ để cảm nhận được cái hào khí của một bậc anh hùng hào kiệt:
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.Tám câu thất ngôn bát cú Đường luật giản dị, tự nhiên mà hàm chứa thật nhiều ý nghĩa. Bài thơ mở đầu bằng hai câu với khẩu khí rất ngang tàng, ngạo nghễ:
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.Chạy mỏi chân thì hãy ờ tù, ta nghe trong câu thơ dường như có tiếng cười của một con người coi thường mọi gông cùm xiềng xích, coi nhà tù của bọn đế quốc chỉ là nơi tạm nghỉ, tạm dừng chân trên chặng đường cách mạng dài dặc của mình. Với tư thế của một con người không bị trói buộc bởi gông cùm xiềng xích, ở cụ Phan toát lên một phong thái ung dung, thanh thản, đường hoàng tự tin. Phong thái ấy chỉ có thể cổ được ở những con người biết làm chủ hoàn cảnh. Con người ấy có quyền ngẩng cao đầu kiêu hãnh tự khẳng định mình: vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu.

Từ giọng ngang tàng, ngạo nghễ ở hai câu đề, bài thơ chuyển sang giọng trầm thống ở hai câu thực. Mạch cảm xúc trữ tình có pha chút chua xót, cay đắng:
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người cố tội giữa năm châu.Hai câu thơ giúp ta hình dung ra cuộc đời bôn ba chiến đấu đầy sóng gió, hiểm nguy mà cụ Phan từng nếm trải. Nhưng tại sao lại là Khách không nhà trong bốn biển? Mười năm trời lênh đênh lưu lạc khi Nhật Bản, lúc Trung Quốc, khi Xiêm La, hỏi làm gì có nhà. Vả lại nước đã mất thì nhà tan. Từ thế kỷ XIII, Trần Quốc Tuấn đã từng cảm nhận thấm thía điều này. Và với những bậc chí sĩ cách mạng thời nay Non sông đã mất sống thêm nhục thì khách không nhà là điều cũng dễ hiểu. Nhưng còn người có tội giữa năm châu? Câu thơ nghe thật đau xót! Một người yêu nước sâu sắc và manh mẽ như cụ Phan, thương xót đồng bào hơn cả bản thân mà bỗng trở thành người có tội, bị săn đuổi, truy lùng và bị kết án tử hình! Đối với bọn đế quốc thực dân, phàm những ai yêu nước, muốn cứu nước, cứu dân tộc đều bị coi là có tội. Cái tội đó chúng không chỉ gán cho riêng cụ Phan. Nhà cách mạng Hồ Chí Minh cũng đã từng phải chua xót thốt lên:
Phạm tội gì đây ta tự hỏi
Tội trung với nước, với dân à?
(Nhật ký trong tù)Như vậy, đằng sau bi kịch riêng của những chí sĩ cách mạng là bi kịch của cả một dân tộc, là tình cảnh thương tâm của cả một đất nước. Nỗi đau của cụ Phan không còn là nỗi đau riêng mà trở thành nỗi đau lớn lao của cả dân tộc. Chính nỗi đau ấy đã nâng tầm vóc người tù yêu nước trở nên phi thường.

Đối với bậc anh hùng, đau thương nhưng không bi luỵ. Người tù chỉ để lòng mình lắng lại một chút với cảm xúc đau thương, rồi lại quay trở lại với khí phách ngang tàng ban đầu:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.Hai câu luận đã bày tỏ được khát vọng mãnh liệt mà cụ Phan từng ôm ấp: Khát vọng kinh bang tế thế (lo nước cứu đời). Hình ảnh thơ có tính chất lãng mạn kiểu anh hùng ca khiến nhân vật trữ tình dường như không còn là con người thật, con người nhỏ bé bình thường trong vũ trụ nữa mà vụt lớn lên, từ tầm vóc đến năng lực đều trở nên hết sức lớn lao, thần thánh.

Nếu trước đây người đời đã từng ngưỡng mộ hoài bão và khí phách của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, thì lúc này đây, họ càng thêm cảm phục bản lĩnh của cụ Người anh hùng ấy, dù trong cảnh tù đầy vẫn Dang tay ôm chặt bồ kinh tế và Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Bài thơ khép lại bằng hai câu thơ khẳng định ý chí sắt son bất khuất:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.Một lần nữa ta cảm nhận được tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết. Lời thơ dõng dạc, dứt khoát như chính ý chí gang thép của người tù cách mạng. Kẻ thù có thể giam cầm, đầy đoạ, thậm chí sát hại những người yêu nước, những người cách mạng, nhưng niềm tin sắt son của họ, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của họ thì chúng làm sao có thể khuất phục. Đối với những người cách mạng như Phan Bội Châu, còn sống là còn chiến đấu.
Bài thơ khép lại mà âm hưởng hào hùng của nó như còn ngân vang mãi trong lòng độc giả. Càng đọc bài thơ, ta càng xúc động bởi nguồn cảm xúc trữ tình mãnh liệt của tác giả đã truyền sang ta. Chính nguồn cảm xúc này đã tạo nên vẻ đẹp kì diệu cho hình tượng thơ và tạo nên phong cách trữ tình cách mạng Phan Bội Châu. Và cũng chính nguồn cảm xúc này đã tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn không gì cưỡng lại được của thơ ca Phan Bội Châu.

bài 4:

Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, trong thơ của ông, hình ảnh của cách mạng của lí tưởng cộng sản luôn hiện hữu, gắn liền với mảnh đất quê hương Việt Nam cách mạng. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu chính là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất thể hiện cho phong cách thơ của người chiến sĩ cách mạng.

Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ tới tâm hồn nhà thơ, nó báo hiệu mùa hè đến, mùa của sức sống thiên nhiên, tạo vật. Khiến cho tác giả đang trong cảnh lao tù cảm thấy càng ngột ngạt và tù túng, cô đơn, từ đó càng khao khát được tự do, tung hoành. Và tâm trạng đó của người tù cộng sản được bộc lộ rõ nhất trong bốn câu thơ cuối:

“Ta nghe hè dậy bên lòng…

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Cảm nhận về tâm trạng của người tù cộng sản qua 4 câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”

Ở khổ thơ đầu bài thơ, là một bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và tràn đầy màu sắc, âm thanh. Chính trí tưởng tượng và trí nhớ cùng với tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của Tố Hữu đã vẽ nên bức tranh đó với tất cả mọi thứ đều được tô đậm và đẩy lên mức cao nhất của rực rỡ. Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu và lòng khao khát sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống và thiên nhiên. Thế nhưng, mộng tưởng đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tế đối với tác giả lại phũ phàng, cay nghiệt bấy nhiêu.

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”

Bài thơ “Khi con tu hú” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh đang sống trong nhà tù, tưởng chừng như những bức tường kín mít xung quanh kia không thể ngăn cản nhà thơ lắng nghe và tưởng tượng về thế giới bên ngoài. Thế nhưng khi hướng tâm hồn ra bên ngoài, nhà thơ mới thực sự bị đánh động vào trong tâm trạng của mình. Tiếng chim ở ngoài không gian bao la kia càng thiết tha, sinh động thì càng khiến người tù càng cảm thấy bị tách biệt, ngột ngạt “muốn đập tan phòng”.

“Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Có thể thấy, dù là mở đầu hay kết thúc bài thơ, tiếng chim tu hú vẫn mang biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của cuộc sống tự do đầy ám ảnh đối với người tù cộng sản. Tuy nhiên ở mỗi thời điểm, tâm trạng của người tù khi lắng nghe tiếng chim tu hú lại khác nhau, ở đầu bài thơ, khi nghe tiếng chim, người tù khao khát mãnh liệt về cuộc sống tự do, tung hoành ngang dọc. Nhưng tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại khiến cho người tù cảm thấy ngột ngạt, bực bội, khó chịu và khó chấp nhận, chìm đắm vào sự đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đày, giam cầm “chết uất thôi”. Bên ngoài tiếng tu hú vẫn không ngừng vang lên, niềm uất hận trong lòng tác giả vẫn cứ thế kéo dài.

Như vậy, chỉ với bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện một nguồn sống sôi sục của người tù cộng sản. Những câu thơ mang hình ảnh gần gũi, giản dị với cảm xúc thiết tha, sâu lắng đã để lại trong lòng người đọc một hình ảnh về người tù cộng sản Tố Hữu rất rõ nét.

bài 6:

a, Thay dấu chấm bằng dấu phẩy

b,Thay dấu chấm bằng dấu phẩy

bài 7:Khi còn nhỏ, mơ ước của cô ấy là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi cô ấy đều trượt (thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm). Không nản chí với mơ ước của mình, cô vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Cô cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, cô không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Cô thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... để truyền lửa cho thế hệ mai sau. 

bài 8:

Thơ Đường là một trong những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học Trung Quốc; cũng là một trong những thành tựu chói lọi của nền văn minh nhân loại.

Thơ Đường còn lại khoảng 48.000 bài của trên 2.300 thi sĩ; trong đó Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và hàng trăm tên tuổi khác đã bất tử với thời gian được người đời ngưỡng mộ.

Triều đại nhà Đường tồn tại khoảng 300 năm (618-907) tuy có nhiều lúc thăng, trầm, nhưng đó là thời kì xã hội Trung Quốc và chế độ phong kiến Trung Hoa phát triển mạnh, cường thịnh. Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp mở mang. Nghề dệt tơ lụa, làm giấy, làm vàng bạc trang sức, kiến trúc, âm nhạc, hội họa, hàng hải,... đạt đến trình độ cao, chói sáng. Việc học hành thi cử được đề cao, kẻ sĩ được trọng vọng. Làm quan, làm thơ là vinh hạnh cao sang. Đó là những nguyên nhân làm cho Đường thi phát triển một cách kì diệu, mạnh mẽ.

Nội dung thơ Đường rất đa dạng và phong phú. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình, cảm hứng nhân đạo, nguồn vui thú nhàn tản, cuộc sống bình dị nơi đồng quê... là những cảm hứng dào dạt.

Thơ Đường gồm có cổ phong, Đường luật.

Cổ phong là thể thơ cổ (cổ thể) chỉ cần có vần, đọc thuận tai, êm tai. Thơ Đường luật có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng, không thể đơn giản. Có 2 loại chính: Thơ bút cú Đường luật (ngũ ngôn bát cú, thất ngôn bát cú) và thơ tứ tuyệt (ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt).

Chiều hôm nhớ nhà

 Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.

Gác mái ngư ông về viễn phố,

Gõ sừng mục tử lại cô thôn.

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,

Dậm liễu sương sa khách bước dồn.

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn????

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!