b/ Cảnh tượng có hàm chứa nhiều yếu tố tương phản? Đó là yếu tố gì?

1 câu trả lời

Cảnh tượng cho chữ, xin chữ là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" bởi sự hàm chứa những yếu tố tương phản đầy ấn tượng:

- Thứ nhất là sự tương phản trong tình huống sáng tạo nghệ thuật. Bản chất của nghệ thuật chân chính là sáng tạo tự do, nay người nghệ sĩ tài hoa đang say mê tô từng nét chữ lại là một người  tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng. Nghệ thuật giúp cho cái đẹp bất tử, nhưng người sáng tạo nghệ thuật, người tạo ra cái đẹp bất tử lại là một tử tù đang ở đêm cuối cùng của cuộc đời, chỉ sớm mai, Người phải vào kinh lĩnh án tử hình. Nghịch lí xót xa ấy khiến cái đẹp trở nên mong manh, quí giá và giờ khắc tạo ra cái đẹp càng trang trọng, thiêng liêng.

- Tiếp nữa là sự tương phản xuất hiện trong hoàn cảnh sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ thư pháp thường viết chữ ở những thư phòng thanh sạch, cao khiết  với bạch lạp, hương trầm...; nay HC cho chữ QN trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.  Những tương phản không chỉ làm hiện ra sự khắc nghiệt của hoàn cảnh mà còn cho thấy ý chí phi thường của những con người yêu cái đẹp, dám vượt lên trên mọi sự nghiệt ngã chốn ngục tù để sáng tạo, chiêm ngưỡng và lưu giữ cái đẹp.

- Sự tương phản sâu sắc nhất thể hiện trong vị thế của người tù và kẻ coi tù: Người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng thì uy nghi, đàng hoàng, hiên ngang, đĩnh đạc viết chữ, cho chữ và dạy bảo, khuyên nhủ; những người coi tù thì run run... khúm núm; thậm chí nghẹn ngào khóc ... vái người tù một vái. Trước cái đẹp, cái thiện, mọi trật tự thông thường ở nhà tù đã bị đảo lộn: không còn người tù và kẻ coi tù; chỉ có HC, người cho chữ, người sáng tạo, ban phát cái đẹp, cũng là người dạy bảo những bài học về cái thiện; còn QN, TL là người xin chữ, người chiêm ngưỡng và may mắn được tiếp nhận cái đẹp của nghệ thuật và thiên lương - và trật tự mới giữa họ được thiết lập theo tiêu chí của cái đẹp, cái thiện.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm