Anion X- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6 . 1. Viết cấu hình electron của X. 2. Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn? Tên gọi của X? Giải thích bản chất liên kết của X với các kim loại nhóm IA. 3. Tính chất hoá học đặc trưng của X là gì? Lấy ví dụ minh hoạ. 4. Từ X- làm thế nào để điều chế được X
2 câu trả lời
1.
Lớp ngoài cùng X- là 3p6 => Lớp ngoài cùng X là 3p5
Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
2.
X ở chu kì 3, nhóm VIIA, ô 17.
X là Cl
Liên kết giữa X và kim loại kiềm là liên kết ion giữa kim loại mạnh và phi kim mạnh. Một nguyên tử kim loại kiềm nhường 1e tạo cation, một nguyên tử X nhận 1e tạo anion. Hai ion trái dấu hút nhau nhờ lực hút tĩnh điện, tạo liên kết hoá học.
3.
Tính chất đặc trưng: phi kim mạnh
X có thể tác dụng với kim loại khử yếu như Cu:
Cu+ Cl2 $\buildrel{{t^o}}\over\longrightarrow$ CuCl2
4.
Oxi hoá ion X- để X- nhường e tạo phân tử X2.
1.
$X^-$ có cấu hình e lớp ngoài cùng là $3p^6$. $X$ nhận thêm 1 e để đạt tới cấu hình của $X^-$
→ Cấu hình e của $X$:
$1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^5}$
2.
Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
+ Ô thứ 17 ( vì có 17 electron)
+ Chu kì 3 (vì có 3 lớp e)
+ Nhóm VIIA (vì có 7 e lớp ngoài cùng, e cuối cùng điền vào phân lớp p)
Tên gọi: Clo
Bản chất liên kết với kim loại nhóm IA:
- Clo thuộc nhóm VIIA có 7e lớp ngoài cùng, có xu hướng nhận thêm 1 e để đạt đến cấu hình bền của khí hiếm.
- Kim loại kiềm thuộc nhóm IA có 1e lớp ngoài cùng, có xu hướng nhường 1e để đạt đến cấy hình bền của khí hiếm
→ Khi hình thành liên kết, kim loại kiềm cho hẳn 1 e và clo nhận hẳn 1 e và hình thành liên kết ion.
3.
Tính chất hóa học đặc trưng của Clo là tính oxi hóa mạnh.
Ví dụ:
- Tác dụng với hầu hết các kim loại:
$C{l_2} + Cu \to CuC{l_2}$
- Tác dụng với các hợp chất khác:
$C{l_2} + 2FeC{l_2} \to 2FeC{l_3}$
4.
Điều chế $Cl_2$ từ $C{l^ - }$
- Cho chất oxi hóa mạnh phản ứng với HCl:
$2KMn{O_4} + 16HCl \to 2KCl + 2MnC{l_2} + 5C{l_2} + 8{H_2}O$
- Điện phân dung dịch có màng ngăn $NaCl$:
$2NaCl + 2{H_2}O\xrightarrow[{cmn}]{{dp{\text{dd}}}}2NaOH + {H_2} + C{l_2}$