Anh/chị hãy phân tích đoạn thứ ba trong bài Bình Ngô đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi, để làm rõ những khó khăn gian khổ buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

1 câu trả lời

Bài làm

Bình Ngô đại cáo không chỉ là một văn kiện nhằm tuyên ngôn nền độc lập của Đại Việt, tuyên ngôn về quyền quyền sống của con người mà nó còn là khúc thiên anh hùng ca về cuộc kháng chiến của quân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược. Ở đó, ta thấy hiện lên thật chân thực và hào hùng những trận đánh đi vào lịch sử, những trận đánh khiến địch máu chảy đầu rơi cả trăm năm sau vẫn còn kinh hãi, cũng thấy được cái tinh thần nhân nghĩa, nhân đạo của chủ, tướng nhà Lê.

Trong Bình Ngô đại cáo, trước hết phải nhắc đến nhân tố quan trọng hàng đầu trong cuộc khởi nghĩa đó là chủ soái Lê Lợi. Nguyễn Trãi miêu tả ông là người anh hùng có lòng yêu nước thương dân, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, thế nên ông căm ghét giặc Minh vô cùng "Ngẫm thù lớn há đội trời chung/Căm giặc nước thề không cùng sống", ghét đến độ phải một mất một còn, ta và địch buộc một bên phải tiêu vong. Đó chính là nguyên nhân, là tiền đề đầu tiên để vị lãnh tụ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chốn Lam Sơn, lấy nơi hoang dã làm căn cứ nương mình, chờ thời cơ diệt giặc. Hơn thế nữa, Lê Lợi còn hội tụ rất nhiều yếu tố khác để trở thành vị lãnh tụ đáng kính bao gồm lòng kiên trì bền bỉ "Nếm mật nằm gai/chốc đà mười mấy năm trời" để xây dựng lực lượng, có khả năng thu phục quần hùng, biết coi trọng nhân tài "cỗ xe cầu hiền thường chăm chăm còn dành phía tả" và quan trọng nhất đó là lòng quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm dù có bao nhiêu gian khó "Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về phía đông", tiến về mặt trời, về một tương lai tươi sáng rực rỡ cho dân tộc.

Quân giặc phải hốt hoảng mà xin hàng kẻo không kịp, khắp nơi đâu đâu cũng là xác giặc bỏ mạng "thây chất đầy đường, máu trôi đỏ nước", những hình ảnh có tính phóng đại, thể hiện được sự tàn khốc của cuộc chiến, đồng thời là cái hào hùng trong lịch sử phân tranh của dân tộc. Cái chất hào hùng, bi tráng ấy Nguyễn Trãi phải lấy thiên nhiên ra mới có thể diễn tả hết được: "Ghê gớm thay sắc phong vân phải đổi/ Thảm đạm thay ánh nhật nguyệt phải mờ". Có thể thấy cái chết nào cũng đều đáng tiếc, trận đổ máu nào cũng buồn thảm và đau đớn, âu cũng là sinh linh cả, một chốc mấy ngàn mạng bỏ, thì trời đất cũng phải tối tăm vì đâu ai muốn cảnh "thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen". Cảnh quân giặc rối rít xin hàng, giẫm đạp lên nhau mà bỏ trốn thật thảm hại, tan tác, xuất phát từ tấm lòng nhân nghĩa "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại" nên nghĩa quân ta đã cho giặc con đường về nước "mở đường hiếu sinh", cấp thuyền, cấp ngựa, cấp lương thực cho chúng. Vừa khiến giặc phải nể nang, kính sợ, vừa để quân ta dưỡng sức, tránh đổ máu nhiều hơn nữa, bắt tay vào xây dựng đất nước. Nếu đuổi cùng giết tận chắc chắn để lại mối thù lớn trong lòng giặc, sớm muộn cũng có ngày chúng sang trả thù thêm, lúc ấy ắt ta phải chịu thiệt thòi, nên là lui một bước cũng nên, kế sách hòa hoãn của cha ông ta muôn đời luôn sáng suốt là vậy.

Phần ba của Bình Ngô đại cáo đã tái hiện lại một cách chân thực, sinh động quá trình khởi nghĩa, đánh đuổi quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Bằng giọng văn rất đỗi hào hùng, bi tráng, tiết tấu nhanh, dồn dập, những hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi, mang tính biểu tượng cao như mặt trời, mặt trăng, sông, núi hùng vĩ. Những hình ảnh đầy nhiệt huyết, sĩ khí bừng bừng của nghĩa quân được miêu tả bằng những cụm tính từ ở sắc thái cao nhất, đem so sánh với hình ảnh thiên nhiên to lớn, bao la. Luận điệu thuyết phục, dẫn chứng có thực trong lịch sử càng làm tăng sức lôi cuốn, đem đến một thiên anh hùng ca, một khúc tráng ca bất tận, vang động cả một thời, khẳng định sức mạnh và chân lý của dân tộc, đất nước.

xin hay nhất

Câu hỏi trong lớp Xem thêm